(HBĐT) - Quê tôi có nhiều hương thơm đặc biệt lắm. Tôi thực khó tưởng tượng được đó lại là những mùi hương thấm sâu vào máu thịt, vào tâm hồn con người.
Một chiều đầy nắng và gió, không khó để bắt gặp rơm rạ trải khắp mọi miền quê sau mùa gặt. Những ngày đầu mùa hạ những bước chân lạc nhịp của những người nông dân dường như cũng rộn ràng hơn theo nhịp điệu rộn ràng của mùa gặt, mùa lúa mới. Không phải ngẫu nhiên mà người dân quê tôi luôn mong nắng lên, nắng phải thật giòn, thật rực rỡ để thóc lúa được tưới mình dưới nắng bỏng rát. Để thân hình của những bông lúa được đắm mình trong màu nắng trưa hè. Những bước chân đi qua làng quê, những khuôn mặt giáp mặt với nhau, những gánh rơm sẽ va quệt vào nhau. Thương rơm, chăm sóc rơm, gắn bó với rơm: đó chính là cốt cách, là công việc muôn đời nay của những bước chân trên làng quê. Mùi rơm nồng nàn, mơn man cho ta cảm giác yêu thương say nồng. Đứng ở giữa làng nghe âm hưởng của khúc nhạc vàng của mùa lúa, đánh thức những ký ức ngày ấy, đong đầy những ảo vọng tương lai. Bất chợt tôi nhớ đến bài thơ của thi sĩ Trần Đăng Khoa đã làm rung động tâm hồn cho những mảnh đời của một thời khói lửa: “Có hương sen thơm / Trong hồ nước đầy / Có lời mẹ hát / Ngọt bùi đắng cay...”. Về với thực tại tôi càng trở nên trân trọng, ngày xưa thi vị như thế, ngày nay càng chan chứa tình người. Gió ru nhẹ rơm, rơm bùi ngùi phảng phất trong con tim những giá trị bé nhỏ mà khắc sâu tâm can, chiếm trọn linh hồn, khát vọng chia sẻ của những phận người luôn gắn bó thương người như thể thương thân. Được về với nơi chôn nhau, cắt rốn, được cầm hái đi gặt là niềm vui, hạnh phúc giản dị của những phận người gắn liền với đồng quê. Trong nhà, ra ngõ, ngoài đồng hiện lên một một màu nâu gắn chặt với niềm vui bội thu của mùa màng. Miệng đắng, da xót khi nghĩ về rơm nhưng lại nồng nàn một hương thơm diệu kỳ mà ta được thưởng thức cả cuộc đời. Khói đốt đồng buổi chiều quê như thấm chặt vào từng giấc mơ, những ký ức tươi đẹp, những giấc mơ diệu kỳ. Rơm cháy. Rơm lại làm tốt cho đất, đất mẹ cho ta những nhánh lúa vàng ươm trên từng nụ cười, tấm lòng thơm thảo. Rơm không cháy, rơm có xót nhưng mang lại cho mỗi người cảm giác bình yên. Lặng bước trên con đường làng mà ngỡ thời gian như dừng lại chỉ còn ta với rơm, rạ ngày mùa. Có lẽ không nhà nào không có một cây rơm. Đầu thôn, cuối xóm, rơm ngự trị và vươn cao có khi bằng mái nhà, cột ăng ten. Cây rơm to, nhỏ đều có một chỗ đứng chễm chệ bên từng ngôi nhà, từng góc sân, từng khoảng vườn. Gom rơm, phơi rơm rồi chăm chút để có một cây rơm cho đàn trâu được ấm êm trong những ngày rét. Đồng quê gắn bó với ta, ta với rơm lại hài hòa một cách tự nhiên mà lặng lẽ, khó phai. Nắng bất chợt lên, bất chợt tắt, rơm, rạ vẫn nằm đó là hiện thân của bát cơm đầy cho ta no bụng. Đã bao giờ bạn tìm đến đống rơm để chơi đùa, để lăn từ trên xuống đất? Những cảm giác của tuổi thơ khó phai mờ trong tâm trí người dân nơi thôn quê. Dẫu đường đời có đưa ta đi xa muôn lối với một nền văn minh lộng lẫy vượt xa những điều bạn nghĩ. Nhưng rơm rạ vẫn là nơi chan chứa những niềm tin và khát vọng, ba mẹ làm nông chỉ mong chờ thóc lúa đầy bồ để nuôi lớn những đứa con. Những người dân quê lam lũ luôn mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu để gieo mầm cho những ước vọng. Vì thế họ trân trọng mọi thứ, dẫu chỉ là cọng vàng nhỏ nhoi. ở một miền xa nào đó, nơi tôi tới chắc chắn rơm rạ sẽ không thể nào thiếu, nó là một phần của tình người, tình quê, hồn đất nước.
Phan
(Tiên Châu, Tiên Phước, Quảng
(HBĐT) - Đây là chương trình được thiết kế dựa trên nền tảng của phương pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng hiệu quả của các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Singapore, Canada… dành cho học sinh để giúp các em được phát triền toàn diện cả thể chất và trí tuệ do Công ty CP Du lịch Hòa Bình tổ chức có sự tham gia của học sinh và phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra trong 2 ngày 30 - 31/5 vừa qua tại xóm Ké, xã Hiền Lương và xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở LĐ - TB & XH về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCS&GD) trẻ em trong thời gian qua, những định hướng và triển khai Tháng hành động Vì trẻ em năm 2015 với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”.
(HBĐT) - Homestay là loại hình du lịch cộng đồng dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương. Du lịch homestay chọn nhà dân bản địa cho khách du lịch nghỉ chân và "ba cùng": cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi với gia chủ. Qua đó, khách du lịch có thể tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống, con người hay ẩm thực; tận hưởng trọn vẹn không gian văn hóa truyền thống của địa phương, trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm chính mình. Đây được coi là một trong những thế mạnh tạo nên sắc thái mới để du lịch tỉnh ta cất cánh.
(HBĐT) - Nhìn từ xa giống như một tòa lâu đài ở Châu Âu; một công trình kiến trúc bằng bê tông độc đáo; một nghệ thuật phù điêu bằng sành, sứ, thủy tinh hết sức tinh xảo, hấp dẫn... Đó chính là điểm nhấn của Lăng Khải Định mà sách vở vẫn nói đây là một tác phẩm mỹ thuật tổng hòa của nhiều dòng văn hóa, một điểm giao thoa giữa mỹ thuật cổ- kim, đông- tây.
(HBĐT) - Nhân tháng hành động vì trẻ em và ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tối 29/5, Công đoàn và Đoàn thanh niên cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổ chức chương trình gặp mặt và trao quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Viện.