Bài 3: Tiếng chiêng gọi mẹ và tiếng chiêng Nàng Khọt
Tiếng chiêng gọi Mẹ
Tiếng chiêng gọi mẹ là thuật ngữ, tiếng chiêng từ ngàn đời người Mường đã sáng tạo, hun đúc nên truyền lại mà gia đình các cháu nhỏ sơ sinh đã rung lên trước khoang nhà sàn và vang vọng ra không gian đồng ruộng, sông suối, đồi nương. Tiếng chiêng thay tiếng khóc của đứa con nhỏ, mới 5 - 6 tháng đến 1 năm tuổi, nhớ mẹ, khát sữa, đói bụng đòi ăn.
Tiếng chiêng linh thiêng từ hàng ngàn năm trước mà con người đã khám phá ra sức mạnh ẩn chứa, trong đó sự tha thiết, tình mẫu tử. Hồn thiêng của tiếng chiêng kỳ diệu rung lên thay ngôn từ, truyền đi tiếng khóc của đứa con nhỏ gọi mẹ.
Trước đây, cuộc sống ở đồng quê, thôn giã còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các sản phụ mới sinh con được 4 - 5 tháng đã phải đi cày, đi cấy, vỡ đất làm nương, hái lượm rau, củ, quả góp phần nuôi sống gia đình. Bà hoặc chị ở nhà chăm cháu, ẵm em; cháu hoặc em nhớ mẹ, khát sữa, đói bụng đòi ăn. Gia đình không đi gọi mà đã xách chiêng ra cửa đánh lên một hồi, lại dùi ba tiếng mang sắc thái, âm điệu lâu đời của nhà mình gọi mẹ của cháu bé về cho con ăn.
Từ đời này nối tiếp đời khác, mỗi nhà đều có từ 1 - 12 chiếc chiêng. Chiêng được bảo tồn nhiều đời, đánh mãi nên quen tiếng, nghe mãi nên phân biệt được tiếng chiêng nhà mình với tiếng chiêng nhà khác. Do đó, dù tất cả đều đánh một hồi lại dùi ba tiếng nhưng chiêng nhà ai nhà ấy biết không nhầm lẫn bao giờ.
Ở các dân tộc khác không biết có nơi nào dùng tiếng chiêng gọi mẹ như dân tộc Mường hay không? Quả thực đây là một hành động, một giá trị văn hóa hiếm hoi, độc đáo. Tiếng chiêng gọi mẹ tưởng như một hành động tự phát, tự nhiên. Thực ra ở đó từ lâu đã ẩn chứa một sức mạnh giàu tính tâm linh, nhân bản. Chiêng gọi mẹ cứ lặp đi lặp lại từ đời này đến đời khác rồi trở thành thói quen, quan niệm, cao hơn đã trở thành một giá trị văn hóa độc đáo mang tính dân tộc đậm đà.
Tiếng chiêng Nàng Khọt
Trẻ nhỏ lớn lên trong sự chăm bẵm, nuôi nấng của ông bà, cha mẹ. Đứa trẻ qua đoạn đầu đời lớn lên tới tuổi thanh, thiếu niên. Ở các làng bản, vùng miền người Mường, hầu hết đều ưa thích và say mê chơi các trò chơi dân gian, trong đó phổ biến là chơi trò “Đập Nàng Khọt”. Có vùng gọi là múa Nàng Khọt/ Múa quả bầu nước. Từ “Khọt” hơi khô nên được gọi xê dịch đi, biến âm thành Nàng Khót (Nàng Quắc).
Hình dạng tượng trưng của Nàng Khọt giống như một con rối hay con bù nhìn canh nương lúa, hoa màu. Được tạo nên cái đầu là một giỏ nan bọc vải được vẽ mặt, mũi, mồn, thân là một chiếc sọt, Khọt được mặc áo, chít khăn (hít tlốc) và thắt lưng.
Điều khiển Nàng Khọt là một phụ nữ tài ba, Khọt có khi được cầm trên tay, có lúc lại đặt đứng xuống đất. Nơi múa, chơi là một chiếc sân hoặc bãi cỏ rộng bằng phẳng; hồn vía của Nàng Khọt là Hằng Nga từ trên trời cao mời xuống nhập vào.
Vào đêm trăng rằm tháng 8 (Tết Trung thu) trăng trong như gương, sáng rừng, sáng núi, dân Mường, đông nhất là trai gái và trẻ nhỏ kéo nhau đi đập, đi chơi, đi hát và nhảy múa Nàng Khọt, chơi Khọt. Múa Nàng Khọt là phong tục, cuộc sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của người Mường.
Các cháu nhỏ theo các anh chị đi chơi, đi đánh chiêng, đồng chiêng bạc, gõ, đập chiêng ống, chiêng pháo, diễn mà chơi, chơi mà diễn và hát trò Đập nàng Khọt: “Đập bông bông bông/ Đập bông bưởi bưởi/ Trái bưởi vàng vàng/ Vàng chầm chói chói/ Chơi lên tận mặt trăng/ Mời Nàng Nga xuống chơi”...
Nhịp điệu, tiết tấu, sắc thái của bài hát, chơi mà diễn, diễn mà chơi đập Nàng Khọt mang đậm, in sâu nhịp điệu, tiết tấu, âm sắc của tiếng chiêng đồng, chiêng hợp kim và chiêng ống, chiêng pháo (ống tre, bương) và hồn thiêng của dàn chiêng vật báu.
(Còn nữa)
NSƯT Bùi Chí Thanh (T.T.V)
(HBĐT) - Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng huyện Lạc Sơn đã có sự quan tâm, đầu tư cần thiết để hệ thống TT-TH địa phương không ngừng lớn mạnh, trở thành tiếng nói, diễn đàn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện. Trong những năm qua, Đài TT-TH huyện Lạc Sơn đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng phát thanh, TT-TH và chuyển tiếp các chương trình phát thanh, truyền hình của Trung ương, tỉnh đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin nhanh nhạy, trung thực của nhân dân.
(HBĐT) - Trong ký ức của người viết: lần Báo Hòa Bình tổ chức hội nghị cộng tác viên, thông tin viên (CTV, TTV) tại khu chuyên gia (năm 1992) vẫn là một kỷ niệm đẹp. Trên 200 tác giả từ các huyện, thành phố, các cơ quan, ban, ngành tụ hội về như cuộc biểu dương lực lượng và chính họ đã tiếp sức, làm phong phú cho tờ báo Đảng địa phương thêm khởi sắc.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP miễn thị thực cho công dân 5 nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha, Cộng hòa Italia khi nhập cảnh Việt Nam.
(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Kim Bôi đã tiến hành nâng cấp sửa chữa công trình nhà văn hóa trung tâm huyện nhằm tăng cường cơ sở kết cấu hạ tầng đảm bảo nơi hội họp, vui chơi và các hoạt động văn hóa, thể thao của huyện.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở VH -TT&DL, tỉnh ta có hệ thống di sản khá phong phú về loại hình, đặc biệt là văn hóa vật thể và phi vật thể. Thời gian qua, Sở VH -TT&DL đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm kê được 295 địa chỉ di tích, trong đó đã phân loại 125 di tích các loại đủ tiêu chí lập hồ sơ xếp hạng. Đến nay đã có 41 di tích được Bộ VH -TT&DL xếp hạng cấp quốc gia, 27 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế.
(HBĐT) - Là sân chơi bổ ích giúp các em TTN trải nghiệm môi trường trong quân đội, rèn luyện tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, giúp các em trưởng thành hơn… Chính vì những lẽ đó mà sân chơi “Học kỳ quân đội” ngày càng thu hút được nhiều các bậc phụ huynh quan tâm và các em TTN muốn tham gia.