Cụ bà hàng ngày vẫn chăm sóc cụ ông.

Cụ bà hàng ngày vẫn chăm sóc cụ ông.

(HBĐT) - Vợ chồng cụ ông Nguyễn Bá Trình và cụ bà Vũ Thị Yên, trú tại tổ 11, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) năm nay đã 93 tuổi - Cái tuổi xưa nay hiếm. Trải qua 75 năm chung sống hạnh phúc, đối với hai cụ, đây là một hành trình đầy gian nan và thử thách để có ngày hạnh phúc này. Cụ ông vốn chàng trai Chương Mỹ - Hà Tây (nay là Hà Nội), cụ bà vốn là cô gái của vùng đất dệt Nam Định, hai cụ thoát ly lên Hòa Bình làm ăn sinh sống rồi gặp nhau, bén duyên.

 

Thời kỳ chiến tranh, cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng hai cụ vẫn cố gắng vượt qua gian nan, thử thách để nuôi dạy con cái nên người. Thời đó, cụ ông công tác tại HTX mua bán huyện Kỳ Sơn, còn cụ bà ở nhà nội trợ, làm nghề phụ nuôi sống gia đình. Hai cụ sinh được bảy người con nhưng do chiến tranh và bệnh tật, hai cụ chỉ còn lại ba cô con gái, đến nay các cô đều là giáo viên đã nghỉ hưu. Trong những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, cụ bà tham gia công tác trong tổ giao lương của thị xã Hòa Bình. Cuối tuần, cụ ông mới đạp xe đạp về nhà thăm vợ và các con. Một mình cụ bà tảo tần sớm hôm với đủ mọi nghề như tráng bánh cuốn, bán giò chả, nuôi dạy các con khôn lớn. Cụ bà kể cô con gái lớn bị ốm không có tiền mua thuốc chạy chữa, hai cụ phải bán chiếc xe đạp là tài sản có giá trị duy nhất của gia đình để mua thuốc chữa trị cho con. Đến khi con khỏi bệnh, cụ bà lại đi làm thuê cắt cỏ, gánh nước, giặt giũ thuê…, ai thuê gì làm nấy miễn là kiếm được tiền nuôi con và mua lại chiếc xe đạp cho chồng đi công tác. Nhiều lúc thương vợ, thương con, cụ ông bàn với cụ bà thôi công tác ở nhà để giúp đỡ gia đình nhưng cụ bà kiên quyết không đồng ý cho cụ ông nghỉ việc.

 

Thời gian thấm thoắt trôi đi, đến nay, hai cụ vẫn chung sống hòa thuận bên con cháu và hàng xóm láng giềng. Những năm qua, mặc dù cụ ông bị tai biến nhưng cụ bà vẫn hàng ngày chăm sóc chu đáo và luôn động viên ông uống thuốc, điều trị bệnh, sống lạc quan và là niềm vui cho con cháu. Các cụ thường xuyên dặn dò con cháu luôn giữ hạnh phúc gia đình là phải biết sẻ chia, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ gìn hòa thuận, hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái nên người để trở thành người có ích cho xã hội.

 

Ông Nguyễn Phúc Tú, Tổ trưởng tổ dân phố cho biết, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng hai cụ luôn xứng đáng là tấm gương cho các gia đình trong tổ. Vừa qua, hai cụ đã được tuyên dương đôi ông bà chung sống hạnh phúc lâu nhất của phường Phương Lâm. Hai cụ luôn xứng đáng là “cây cao bóng cả”, là tấm gương mẫu mực cho con cháu và mọi người noi theo. 

                                                                                                                                                

 

                                                                                    L.N

 

 

 

Các tin khác

Phụ nữ xã Phong Phú (Tân Lạc) lưu giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm mang lại thu nhập cao.
Các đơn vị tham gia hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” huyện Lương Sơn năm 2015.
Đông đảo công nhân khu công nghiệp Lương Sơn tham dự buổi nói chuyện chuyên đề nhân ngày gia đình Việt Nam.
Từ mô hình điểm xã An Lạc, hiện toàn huyện đã có 8/15 xã nhân rộng được mô hình.

Cồng chiêng Mường - vật báu hồn thiêng

Bài 3: Tiếng chiêng tuổi đôi mươi và mừng nhà mới

Tọa đàm “Ý nghĩa bữa cơm trong gia đình đối với gia đình trẻ”

(HBĐT) - Sáng 27/6, Vụ gia đình (Bộ VH - TT&DL) và Trung tâm Thanh thiếu niên (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Ý nghĩa bữa cơm trong gia đình đối với gia đình trẻ”. Đại diện Tỉnh đoàn, Sở VH - TT&DL tỉnh và 16 gia đình trẻ của 4 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định đã tới dự.

Giao lưu truyền thông phòng - chống tệ nạn xã hội huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 26/6, Hội LHPN Kỳ Sơn phối hợp với Công an huyện, Hội Phụ nữ xã Hợp Thịnh tổ chức giao lưu truyền thông về phòng – chống tệ nạn xã hội. Trên 180 cán bộ, hội viên phụ nữ và các CLB phụ nữ các xã, thị trấn trong huyện tham gia buổi giao lưu.

Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

(HBĐT) - Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tai - tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Cao Phong

(HBĐT) - Trò chuyện với chúng tôi, chị Hoàng Thu Hằng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: Gia đình tôi chọn Cao Phong để đi chơi cuối tuần vì khoảng cách từ Hà Nội đến đây chỉ hơn 70 km, giao thông thuận tiện. Chúng tôi đi thăm chùa Khánh, quần thể hang động núi Đầu Rồng, đền Thượng Bồng Lai. Thích thú nhất là các cháu nhỏ được đi thăm vườn cam, nhìn tận mắt những đồi cam trải dài... Ngắm bản Mường Giang Mỗ và thăm quan lòng hồ, ăn cá nướng ngay trên hồ là những điểm đến tiếp theo không thể thiếu.

Từ chuyện xích mích lối đi chung nghĩ về sự gắn kết mong manh trong tình làng, nghĩa xóm

(HBĐT) - Hàng năm, Báo Hòa Bình tiếp nhận hàng chục đơn, thư bạn đọc có nội dung phản ánh tình trạng tranh chấp đất đai, cụ thể là lối đi chung trong cộng đồng dân cư. Hầu hết những lá đơn ấy đều “tố” chính quyền cơ sở, TAND giải quyết không thỏa đáng hoặc hộ gia đình bị kiện sau khi có kết luận của tòa không chịu thi hành án… Thực tế, đó là những câu chuyện không đáng có nhưng lại đang diễn ra hàng ngày khiến những người được nghe, được chứng kiến thấy chạnh lòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục