Phong trào văn hoá, văn nghệ huyện Tân Lạc phát triển mạnh, 24 xã, thị trấn đều có đội văn nghệ. Ảnh: Đội văn nghệ xã Phong Phú biểu diễn tại Lễ hội Khai hạ.
(HBĐT) - “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, câu ca xưa đã khẳng định, Mường Bi (Tân Lạc) là một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh, cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển KT-XH, những năm qua, huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều biện pháp để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII).
Đồng chí Bùi Thị Tự, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Huyện đã triển khai thực hiện quy chế bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, danh thắng và quy chế phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đến các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa tới nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Lưu giữ, phổ biến các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống như các lễ hội, trò chơi dân gian (đánh mảng, bắn nỏ...). Mở các lớp học hát thường đang bộ meẹng, chơi nhạc cụ dân tộc... Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Khuyến khích việc khai thác, phát triển văn hóa dân gian các dân tộc. Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa, văn nghệ, trang phục dân tộc. Điều này không chỉ nâng cao đời sống tinh thần, giữ những nét đẹp văn hóa mà còn là diễn đàn bổ ích để người dân cùng trực tiếp tham gia lồng ghép tuyên truyền về pháp luật, cổ vũ, động viên nhân dân hăng say lao động sản xuất.
Hiện nay, toàn huyện còn lưu giữ khoảng 700 chiếc chiêng. Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể được lưu giữ như: áng mo Mường với sử thi Đẻ đất - đẻ nước, hát ví, thường đang bộ meẹng và các phong tục trong những sự kiện lớn cũng như trong sinh hoạt thường ngày của người dân. Các lễ hội được phục dựng và tổ chức theo đúng quy định. Nhiều công trình văn hóa được quy hoạch, đầu tư xây dựng, tôn tạo như: làng Mường cổ xóm Ải, xã Phong Phú; miếu thờ xóm Lũy, xây dựng Trung tâm VH-TT... 100% xóm, bản trong huyện có đội văn nghệ quần chúng. Ngoài ra, huyện còn thành lập được 24 đội văn nghệ xã, thị trấn và 1 đội tuyên truyền lưu động của huyện. Trên địa bàn huyện có 6 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, 2 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân hưởng ứng và phát triển rộng khắp. Toàn huyện có 72% KDC văn hóa, 77% hộ gia đình văn hóa và 85,7% cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa. Huyện có 5 ông mo được Liên hiệp các Hội Unesco Việt
Thực tế cho thấy, công tác giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã góp phần quan trọng đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Những thuần phong, mỹ tục được phục hồi, tập tục lạc hậu bị loại bỏ. Văn hóa chính là nguồn động lực thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển toàn diện, đồng thời cũng là mục tiêu của sự phát triển.
Cẩm Lệ
Bài 5: Hồn Thiêng
(HBĐT) - Tối 9/7, tại Cung văn hóa tỉnh, đã diễn ra chương trình nghệ thuật và giao lưu điển hình tiên tiến Đại hội thi đua yêu nước tỉnh lần thứ IV giai đoạn 2011- 2015. Đến dự có đồng chí Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ tịch TT Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐ- KT tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 9/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 55 ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2015). Các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và chúc mừng.
(HBĐT) - Chào mừng Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ IV, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã quyết định biên soạn và xuất bản cuốn sách gương “Người tốt, việc tốt” tỉnh Hoà Bình (2010 – 2015). Cuốn sách dày 304 trang, khổ 14,5 x 20,5cm; gồm 80 bài viết về các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 8/7, Sở VH, TT&DL phối hợp tổ chức chào đón đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Hoà Bình theo tuyến du lịch đường thuỷ nội địa liên tỉnh do Công ty du lịch Châu Á thực hiện.
(HBĐT) - Về xóm Trung Thành B, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay của một vùng quê. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp. Đó là kết quả của CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” gắn với xây dựng NTM mà nhân dân cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện trong những năm qua.