Cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ - Lai Châu) đang mở ra những cơ hội mới trong phát triển KT-XH của huyện vùng biên.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ - Lai Châu) đang mở ra những cơ hội mới trong phát triển KT-XH của huyện vùng biên.

(HBĐT) - Mỗi khi được đến một vùng đất biên viễn nào của Tổ quốc, nhất là dừng bước trước cột mốc biên giới phân định lại thấy bao điều thiêng liêng dâng trào. Sau hơn 10 năm, dịp cuối năm này lại có dịp trở lại Phong Thổ (Lai Châu), một vùng đất ẩn chứa trong đó những giá trị lịch sử cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc, phong phú. Đứng bên cột mốc 66 (2) thuộc khu kinh tế cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng, cảm xúc đó lại một lần cất lên, vang vọng. Phong Thổ - miền đất phiên dậu của Tổ quốc có bao điều hấp dẫn, lôi cuốn đến không ngờ

 

Tháng này, nước dòng suối Nậm Na xanh hơn và hoa lau cuối trời Tây Bắc bạt ngàn dạt mình, trắng lốp trong gió. Người bạn đồng nghiệp Hải Yến (Báo Lai Châu) khá hiểu biết về vùng đất này nên đến với mỗi địa danh, cây cầu, ngọn đồi, khúc suối đều có lời giới thiệu khá ngắn gọn và dễ hiểu. Phong Thổ mùa này quá đỗi yên bình, không còn nhận thấy điều gì sau những thăng trầm, dấu tích của súng đạn một thời. Dẫu vậy, khi đi qua đồn biên phòng Ma Lù Thàng, nhiều người trong chuyến đồng hành vẫn nhắc đến chiến công của Đồn anh hùng và 2 cá nhân được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT sau những ngày tháng 2/1979 nóng bỏng. Nay, Ma Lù Thàng là hình ảnh một khu kinh tế cửa khẩu quốc gia năng động, xe cộ hàng hóa nườm nượp xuôi, ngược. Mỗi năm có trên 55.000 lượt người và 3.000 phương tiện xuất, nhập cảnh. Cơ sở hạ tầng đã khác hơn nhiều nếu so với năm 2004. Đổi thay ở Ma Lù Thàng gắn liền với bước phát triển của Phong Thổ hôm nay.

 

Phong Thổ có 18 xã, thị trấn nhưng có đến 13 xã biên giới giáp với Trung Quốc. Những năm qua, đồng bào các dân tộc như Thái, Dao, Giáy, Mông, Hoa, Kinh... đoàn kết bên nhau xây dựng quê hương ngày càng đi lên. Những tên đất được nhắc đến như Khổng Lào, Hoang Then, Ma Ly Pho, Nậm Xe, Huổi Luông, Mường So... cùng với các đặc sản độc đáo của miền đất gió này như suối nước nóng Vàng Bó, chợ phiên Dào San. Chỉ lên những hàng cao su bạt ngàn trải dài trên những triền đồi, đồng nghiệp Báo Lai Châu chia sẻ: Cùng với cây lúa, cây ngô, nhiều xã ở Phong Thổ đã “bén duyên” với cây cao su. Phong Thổ đang chuyển mình. Điều hấp dẫn nhất ở nơi đây còn chính bằng văn hóa bản địa đặc sắc và các địa chỉ danh thắng văn hóa giàu ý nghĩa đang thu hút du khách gần xa.

 

Trong chuyến đi này cũng lần đầu được đến thăm đền Nàng Han tại bản Tây An, xã Mường So. Theo bà con bản địa, khu đền đã được xây mới, tôn tạo với nhiều hạng mục như mó nước, khu thờ Nàng Han. Một nữ đồng nghiệp ở Hà Nội cho biết thêm thông tin: Nàng Han được người Thái khắp vùng Tây Bắc thành kính thờ phụng, ngưỡng vọng. Đối với người Thái ở Phong Thổ, lễ hội Nàng Han hàng năm luôn thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân trong vùng. Tương truyền kể rằng: thời loạn lạc giặc phương Bắc xâm lấn bờ cõi, không thể nhìn cảnh lầm than, chết chóc của đồng bào, Nàng Han đã cải trang thành nam giới tập hợp nhân dân trong vùng, hợp sức đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Giặc tan, nữ tướng Nàng Han được rước kiệu trở về. Khi đến mó nước, Nậm So bên suối Tùng Lùm, nàng tắm bên mó nước sau đó thăng thiên. Nhân dân quanh vùng sau đó lập đền thờ Nàng Han cùng các vị tướng của bà ngay chính mó nước Nậm So. Hiện nay, ai đến khu đền cũng đều muốn được rửa mặt, rửa tay mó nước như là lời cầu mong có sức khỏe, nghị lực và may mắn. Ngưỡng vọng thành kính Nàng Han, bên cạnh sự tri ân, ghi công những người con đã biết chiến đấu vì quê hương, đất nước, lễ hội Nàng Han còn thể hiện khát vọng mãi mãi hoà bình của người dân vùng biên này...

 

Đêm biên giới thật vui khi được tham gia đêm liên hoan văn nghệ tại bản Vàng Pheo (Mường So), một điểm văn hoá-du lịch cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc Thái trắng. Vàng Pheo-làng văn hoá cấp tỉnh hiện có khoảng 100 hộ (400 nhân khẩu); mỗi năm có trên 1.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến đây. Nơi đây được biết là điểm lưu giữ, bảo tồn hàng chục điệu xoè Thái cùng văn hoá ẩm thực, giàu tính bản địa với các món ăn truyền thống như: rau rừng, cá suối, thịt chua, thịt hun khói, xôi nếp... Đêm trăng thanh bình, những cô gái, phụ nữ Thái không chỉ lao động sản xuất giỏi, biết trân trọng và làm nên những sản phẩm thổ cẩm độc đáo mà còn là các nghệ nhân dân gian thuần thục, uyển chuyển trong các điệu múa dân gian Thái. Lời ca, điệu múa ngân vang làm sóng sánh thêm dòng nước Nậm Nhùn đang chào đón mùa xuân về. Ma Lù Thàng, Vàng Pheo, Mường So…, mỗi vùng đất của Phong Thổ đang chuyển mình trong nhịp sống sinh sôi nơi biên giới phía Bắc.

      

 

                                                                             Bùi Huy

 

Các tin khác

BTC trao giải hoa khôi cho thí sinh Nguyễn Hàm Hương (THPT Công Nghiệp).
Chi hội phụ nữ xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu, Yên Thủy biểu diễn văn nghệ tại ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Không có hình ảnh
Lớp tập huấn “vận hành Trung tâm thông tin du lịch”

Tọa đàm lấy ý kiến xây dựng bộ chữ Mường tại Mường Động

(HBĐT) - Ngày 26/12, tại Trung tâm Điều dưỡng người có công huyện Kim Bôi, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến xây dựng bộ chữ Mường tại Mường Động. Tham gia buổi tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Hữu Hoành, Phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện và đại diện ban, ngành trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Hội thảo khoa học về giá trị của di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 25/12, Ban chỉ đạo lập Hồ sơ di sản văn hóa Mo Mường tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học về giá trị di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội thảo. Dự hội nghị có các đồng chí Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa; Nguyễn Hữu Hoành, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Chí Bền, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; nhà báo Đoàn Anh Tuấn, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Liên hiệp các Hội UNESCO. Các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chuyên môn nghiên cứu ở trung ương và địa phương; các nghệ nhân Mo Mường tiêu biểu và thành viên BCĐ.

Công đoàn cơ sở công ty TNHH MTV 2/9: Chỗ dựa tin cậy của người lao động

(HBĐT) - Những năm qua, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV 2/9 Yên Thủy đã thực hiện tốt chức trách của mình góp phần xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững.

Tổng kết CLB thơ Việt Nam tỉnh năm 2015

(HBĐT) - Ngày 24/12, CLB thơ Việt Nam tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai chương trình hoạt động năm 2016. Tới dự có đại diện Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hòa Bình và CLB thơ trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Bánh dầy của người Mông ở Hang Kia

(HBĐT) - Đối với người Kinh, bánh chưng là thứ bánh đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì đối với đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, bánh dầy cũng không thể thiếu cho mỗi dịp Tết về. Bánh dầy tượng trưng cho trời đất, sự an lành phồn thịnh của cuộc sống, là tượng trưng cho một năm gặt hái mùa màng bội thu, là thứ bánh để cúng ông bà cha mẹ, thay cho lời mời ông bà cha mẹ đa khuất về ăn tết cùng con cháu. Chiếc bánh tròn trĩnh, trắng trong gói gọn trong chiếc lá chuối, mùi hương của gạo nếp hương tỏa ra cùng với hương lá chuối, sự kết hợp đó tạo nên hương vị tuyệt vời như thể chỉ có bánh dầy hợp với lá chuối và cũng chỉ có lá chuối mới gói hợp với bánh dầy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục