Người dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) xuống chợ sắm tết.
(HBĐT) - Năm hết, tết đến, có lẽ một trong những công việc “ngốn” nhiều thời gian của chị em phụ nữ là sắm tết. Từ lựa chọn thực phẩm, trang hoàng nhà cửa cho đến chậu hoa, cây cảnh đều được các chị lựa chọn tỉ mỉ, bởi ai cũng mong muốn một cái tết đầy đủ để khởi đầu năm mới may mắn. Cùng chung tâm lý ấy, đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày thuộc các xã vùng lòng hồ sông Đà, huyện Đà Bắc cũng háo hức chờ đón phiên chợ cuối năm để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho ngày tết và cũng để đem bán những sản vật đặc sản của núi rừng nhưng không thể thiếu trong ngày tết.
Vượt hơn 70 km đường dốc quanh co, chúng tôi đến chợ phiên Cửa Nánh, xã Suối Nánh vào những ngày áp tết, khi bà con nơi đây nhộn nhịp mua sắm để chuẩn bị đón một cái tết đầm ấm, khang trang. Phiên chợ Nánh được họp 3 phiên vào các ngày mồng 1, 11 và 21 hàng tháng. Tuy nhiên, trước đó một ngày đã là phiên chợ đón. Thuyền hàng thường ghé bến từ chiều hôm trước, 5 giờ sáng hôm sau thương lái tất bật chuyển hàng lên chợ. Nói là chợ phiên miền núi nhưng các mặt hàng rất phong phú, đa dạng. Thương lái đến từ các tỉnh, trong đó nhiều nhất Phú Thọ, Sơn La, Bắc Ninh, Hòa Bình. Mỗi tỉnh có những mặt hàng, sản phẩm đặc trưng riêng, trong đó các thương lái miền núi như Sơn La, Hòa Bình chủ yếu là hàng thổ cẩm, thịt, cá.
Chị Trần Thị ánh một thương lái quê ở Bắc Ninh nhưng đã có 16 năm ngược xuôi các phiên chợ vùng lòng hồ Hòa Bình tất bật với gian hàng quần áo chia sẻ: “Tôi bán hàng quần áo tại các phiên chợ lòng hồ từ năm 2000 nhưng những phiên chợ tết bao giờ cũng lấy thêm một số mặt hàng mà bà con cần để bán. Một điều tôi rất thích khi mua bán với bà con trên này là họ thật thà nên rất đáng quý”.
Mới 6 giờ sáng, khi những mặt hàng đã được sắp xếp theo gian, người dân tại các thôn, làng đã tấp nập xuống chợ. Họ gánh ngô, sắn, măng rừng, các loại vật nuôi để bán và mua lại những mặt hàng cần thiết như gạo, mắm muối, quần áo, giày dép. Chị Bùi Thị Quynh, xóm Bưa Sen, xã Suối Nánh cho biết: Nhà cách trung tâm huyện hơn 80 km, may mà có chợ phiên nếu không thì phải xuống tận chợ Đà Bắc để sắm tết. Được cái chợ phiên bây giờ có đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, rất thuận tiện. Đặc biệt, có những mặt hàng chỉ bà con vùng cao mới có nhu cầu như đồ trang phục dân tộc cũng được bày bán nhiều.
Người mua, người bán nhưng cũng có những người đi chợ phiên nhưng chỉ để ngắm rồi gặp gỡ bạn bè từ các bản, làng xuống để hàn huyên, trò chuyện. Bà Bùi Thị Sa ở xã Đồng Nghê là một người như thế. Chúng tôi tình cờ gặp bà tại phiên chợ Nghê khi bà đem bán những cân hạt bí đã được phơi khô. Nhà cách chợ Nghê không xa nhưng từ chiều hôm trước bà đã rời bản lên đường đến ngủ chơi nhà người quen để xem phiên chợ đón rồi sáng sớm hôm sau lại dậy thật sớm để đi phiên chợ chính. Vào phiên chợ chính, bà chẳng mua gì nhiều mà chỉ ghé qua sạp hàng của những chị bán hàng thổ cẩm, hàng trang phục dân tộc do những người phụ nữ Thái chuyển về tư Sơn La hoặc ghé vào hàng khăn để mua cho cháu những chiếc khăn von xanh, đỏ, có khi là mảnh thổ cẩm hoặc vài ba cuộn chỉ màu để thêu dệt nhưng bà vẫn rất vui và háo hức với những phiên chợ như thế. Bởi ở chợ phiên, bà được gặp gỡ với rất nhiều người.
Trở về TP Hòa Bình trong lòng mỗi chúng tôi đều giữ lại những ký ức đẹp cho riêng mình. Đó là bầu trời đêm huyền ảo trên sông nước, là người phụ nữ già quẩy vài ba nải chuối rừng vội vàng bước chân leo dốc cho kịp những ngày chợ phiên ngày tết, là những gánh lá rong xanh mướt được chất lên thuyền trở về xuôi, mang theo chút hương sắc ngày xuân của núi rừng Đà Bắc.
P.L
(HBĐT) - Tối ngày 27/1, Ban Chấp hành Đoàn trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức chương trình “Chào xuân 2016 và tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó”.
(HBĐT) - Chúng tôi về xứ đạo Lạc Thủy vào đúng mùa Nô-en, được hòa vào không khí chào đón Giáng sinh tươi vui, đầm ấm cùng bà con giáo dân, trao nhau lời chúc một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc. Lạc Thủy được gọi là xứ đạo bởi trên địa bàn huyện có 2 nhà thờ Thiên chúa giáo là nhà thờ Giáo xứ Khoan Dụ (thuộc Giáo phận Phát Diệm) tại xã Khoan Dụ và nhà thờ Giáo xứ Đồng Gianh (thuộc Giáo phận Hà Nội) tại xã Phú Thành với trên 6.000 giáo dân thuộc 17 họ đạo. Với tinh thần “Kính Chúa, yêu nước”, sống tốt đời, đẹp đạo, trong những năm qua, bà con giáo dân trên toàn huyện luôn đồng sức, đồng lòng thực hiệt tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng mối đoàn kết lương - giáo, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH, giữ vững ổn định ANCT -TTATXH trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ ngày 26/1 – 2/2, Sở Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Hội chợ Xuân Hòa Bình 2016. Hội chợ có quy mô 150 gian hàng với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong nước và của tỉnh.
(HBĐT) - Là xã phía Nam của huyện Lương Sơn, thuộc diện xã 135 của huyện, xã Long Sơn có 1112 hộ với 4537 nhân khẩu. Xã có hai dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 15%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” được nhân dân hưởng ứng tích cực. Các xóm đều xây dựng được hương ước, quy ước thôn, xóm, hạn chế những thủ tục lạc hậu nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư.
(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20km, đường vào xã xa xôi nhưng may mắn cho chúng tôi, giờ đây các tuyến đường vào xã đều được trải nhựa, bê tông. Là xóm xa xôi nhất của vùng đất Lạc Sỹ, xóm Thấu từ lâu đã được mọi người biết đến là nơi còn lưu giữ được phần lớn những nét văn hóa của người Mường.
(HBĐT) - Thú thực tôi không phải là người rành việc lễ lạt tâm linh nhưng mỗi năm cũng có đôi lần cùng bạn bè vãn cảnh ở chốn đền, chùa. Bởi không quá câu nệ vào chuyện cầu tài, cầu lộc nên tôi thường dành nhiều thời gian để quan sát, cảm nhận. Đến với đền Bồng Lai - một ngôi đền mới được tu bổ, tôn tạo, tọa lạc dưới chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) tôi đã thực sự có những cảm xúc đẹp.