Tiết mục văn nghê đậm đà bản sắc dân tộc Thái tại lễ hội Xên Mường năm 2016.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh có dân số trên 54.000 người gồm 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 57,35%, dân tộc Mường 17,33%, dân tộc Kinh 11,96% còn lại là dân tộc Mông, Dao, Hoa và Tày.
Các dân tộc vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng, thể hiện ở phong tục tập quán trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Quán triệt Chỉ thị số 27, ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cùng các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, UBND huyện đã có Quyết định số 924/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị số 10, ngày 6/10/2011 của Huyện ủy Mai Châu về việc tăng cường tuyên truyền phòng, chống mê tín dị đoan, tảo hôn. Trong 10 năm qua (2005- 2015), việc triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân. Đến nay, 100% xã, thị trấn gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tiêu biểu như các xã: Chiềng Châu, Nà Phòn, Tòng Đậu, thị trấn Mai Châu...
Từ năm 2005 về trước, việc cưới trên địa bàn huyện Mai Châu diễn ra tốn kém, nhiều hủ tục lạc hậu như thách cưới cao bằng hiện vật giá trị. Nhiều tục lệ phiền phức như dạm hỏi, dạm ngõ, ăn hỏi, hẹn ngày phải qua một thời gian mới tổ chức đăng ký kết hôn, sau đó mới tổ chức hôn lễ. Đám cưới diễn ra nhiều ngày, ăn uống linh đình, tốn kém. Hậu quả sau khi cưới, nhiều gia đình, cặp vợ chồng đã phải lao động cật lực để trả nợ, dẫn đến túng thiếu, gia đình phát sinh mâu thuẫn...
Từ năm 2006 đến nay đã cơ bản bỏ được các hủ tục rườm rà như thách cưới, dạm ngõ. Thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, tự do hôn nhân. Đám cưới được tổ chức trang trọng, thủ tục đơn giản. Theo thống kê của phòng Tư pháp huyện, trong 10 năm qua, toàn huyện có 2.820 đám cưới. Phần lớn các đám cưới được tổ chức vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục, vừa đúng với đời sống văn hóa mới góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, ở các KDC trong toàn huyện đều coi việc tang vừa là việc riêng của gia đình người quá cố, vừa là việc chung khu xóm, của cơ quan, đoàn thể. Khi có người qua đời, trưởng KDC cùng Ban công tác mặt trận và các đoàn thể quần chúng có trách nhiệm giúp tang chủ tổ chức lễ tang. 100% thôn, bản, tiểu khu có quy định về việc tang trong quy ước, hương ước. Cơ bản tang lễ được tổ chức chu đáo, trang nghiêm và thực hành tiết kiệm, chấp hành quy định không để người chết trong nhà quá 24h, không sử dụng nhạc tang sau 22h, không ăn uống tràn lan, không còn tình trạng để âm thanh, loa đài quá lớn gây mất trật tự. Việc cúng bái, mê tín dị đoan trong đám tang cơ bản được hạn chế.
Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều lễ hội cổ truyền của các dân tộc đã bị mai một. Năm 2010, huyện đã khôi phục được lễ hội “Xên Mường” của dân tộc Thái, năm nay là năm thứ 6 huyện Mai Châu tổ chức lễ hội “Xên Mường” tại xã Chiềng Châu. Năm nay, lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã nhưng đã thu hút đông đảo người dân trong, ngoài huyện và du khách nước ngoài tham gia. Lễ hội được tổ chức hàng năm thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản Mường no ấm, quanh năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đất nước phồn thịnh. Theo đồng chí Hà Thị Hòa, thời gian tới, huyện có chủ trương khôi phục lễ hội “Gầu Tào” của dân tộc Mông và một số lễ hội của các dân tộc khác. Năm qua, UBND huyện đã ban hành quy định và quy mô tổ chức lễ hội được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thông qua việc tổ chức lễ hội đã thu hút được du khách tham dự, góp phần thúc đẩy du lịch của huyện phát triển.
Hương Lan
(HBĐT) - Tối 3/3, tại xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi đã diễn ra cuộc giao lưu văn nghệ với chủ đề “Tuyên truyền về Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”. Chương trình do Hội LHPN huyện Kim Bôi tổ chức.
(HBĐT) - Di tích đình Trung nằm dưới chân núi ông Voi, thôn Minh Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được xây dựng cách đây khoảng 200 năm làm nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân trong thôn, làng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây còn được sử dụng làm trụ sở phục vụ cách mạng. Đình nằm trong hệ thống quần thể di tích đình Thượng, đình Trung, đình Hạ thuộc xã Yên Trị.
(HBĐT) - Chiều ngày 3/3, tại Văn phòng Tỉnh ủy, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tiếp đoàn nhạc sỹ sáng tác các bài hát ca ngợi về tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 3/3, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tập huấn công tác lễ tân năm 2016. Tham dự có Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy cùng hơn 70 học viên là công chức, nhân viên làm công tác lễ tân, quản trị các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và Văn phòng các Đảng bộ trực thuộc.
(HBĐT) - Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống mỗi người Việt
(HBĐT) - Sau hai lần lỗi hẹn, cuối cùng tôi cũng đã được đặt chân tới nơi sinh ra và nuôi lớn bậc vĩ nhân kiệt xuất: Chủ tịch Hồ Chí Minh! Nơi người dân Việt Nam vẫn gọi với cái tên thân thương, trìu mến: Làng Sen quê Bác. Tiết trời mưa phùn không ngăn những bước chân du khách đến tham quan, cảm nhận và dâng Bác những đóa hoa tươi thắm.