Ngày 2-4, báo chí Campuchia dẫn lời Người phát ngôn đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, ông Eng Chhay Eang khẳng định, tại cuộc họp chiều cùng ngày, Ban lãnh đạo CNRP đã quyết định bãi bỏ khẩu hiệu “Đổi xã trưởng phục vụ đảng bằng xã trưởng phục vụ dân” trong chính sách tranh cử của đảng này đối với cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường vào tháng sáu tới.

Người phát ngôn CNRP Eng Chhay Eang trả lời báo chí sau cuộc họp của Ban lãnh đạo CNRP chiều 2-4 (Ảnh: Thời báo Khmer)

Trước đó, Bộ Nội vụ Campuchia đã đề nghị CNRP xóa bỏ khẩu hiệu nói trên, do vi phạm các quy định pháp luật của Campuchia.

Thời báo Khmer dẫn lời Người phát ngôn CPP, ông Sok Eysan hoan nghênh việc CNRP bãi bỏ khẩu hiệu trên, và cho rằng việc này sẽ cải thiện môi trường chính trị và làm suôn sẻ con đường tới bầu cử.

Cũng tại cuộc họp chiều 2-4, Ban lãnh đạo CNRP - đối thủ chính của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền trong các cuộc bầu cử sắp tới, đã quyết định giữ nguyên ban lãnh đạo chủ chốt của đảng này bao gồm chủ tịch là ông Kem Sokha và ba phó chủ tịch là ông Pol Hom, bà Mu Sochua và ông Eng Chhay Eang.

Theo ông Eng Chhay Eang, việc ủy nhiệm ông Kem Sokha làm chủ tịch CNRP sẽ được giữ nguyên cho tới ngày 7-4-2018 vì theo điều 47 mới trong điều lệ của đảng, CNRP đã không bầu ông Kem Sokha trở thành chủ tịch đảng, mà là ông Kem Sokha được tự động nắm giữ vị trí này. Trước khi ông Sam Rainsy từ chức, ông Kem Sokha là phó chủ tịch đảng duy nhất của CNRP.

Tuy nhiên, ngày 23-3 vừa qua, Bộ Nội vụ Campuchia đã ra thông báo không công nhận ban lãnh đạo chủ chốt mới này vì cho rằng CNRP đã thực hiện sai điều lệ của đảng đang được lưu giữ tại Bộ Nội vụ.

Theo điều 47 của điều lệ đảng CNRP đã đệ trình và lưu giữ tại Bộ Nội vụ Campuchia từ tháng 5-2013, trong trường hợp khuyết thiếu chủ tịch, nếu thời gian còn lại cho tới kỳ đại hội chính thức tiếp theo của đảng mà dưới 18 tháng, thì không được tiến hành đại hội bất thường để bầu chủ tịch mới, mà chỉ được chỉ định quyền chủ tịch.

Trên thực tế, đại hội chính thức tiếp theo của CNRP sẽ vào tháng 4-2018, như vậy so với thời điểm ông Sam Rainsy từ chức vào ngày 11-2 vừa qua là chưa tới 18 tháng. Và do đó, việc ông Kem Sokha trở thành chủ tịch CNRP tại đại hội bất thường của đảng này ngày 2-3 vừa qua là trái với điều lệ đang được lưu giữ tại Bộ Nội vụ Campuchia.

Ông Sam Rainsy đã từ chức chủ tịch CNRP trong bối cảnh Thủ tướng Samdech Hun Sen và CPP xúc tiến việc sửa đổi Luật Các chính đảng.

Đến nay, dự luật sửa đổi này đã được thông qua, trở thành luật. Trong đó có quy định không cho phép người bị kết án hoặc tù nhân phạm tội rất nghiệm trọng hoặc nghiêm trọng, giữ chức chủ tịch hoặc phó chủ tịch hay thành viên Ban lãnh đạo hoặc Ban Thường vụ của đảng. Chính đảng nào vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, Luật Các chính đảng và các đạo luật hiện hành khác của Campuchia có thể bị giải tán và khi đó Tòa án có thể quyết định cấm lãnh đạo chính đảng đó hoạt động chính trị trong thời gian 5 năm.

Ông Sam Rainsy đang phải chịu một số bản án vì phạm tội phỉ báng và kích động gây chia rẽ. Ông này hiện sống lưu vong ở nước ngoài từ tháng 11-2015 để trốn tránh lệnh bắt giữ do Tòa án Campuchia đưa ra.

 

 

                                                                          TheoNhandan

Các tin khác


Các nước xuất khẩu dầu mỏ xem xét gia hạn cắt giảm sản lượng

Một ủy ban chung của Bộ trưởng Năng lượng các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và không thuộc OPEC đã nhất trí xem xét về khả năng gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thêm sáu tháng, thông cáo của các Bộ trưởng đưa ra ngày 26-3 cho biết.

Khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017

Sáng 25-3, tại thị trấn Bác Ngao (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc), Hội nghị hằng năm Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Triển vọng toàn cầu hóa và tự do thương mại từ góc nhìn châu Á”.

Nước Anh bị khủng bố, nhiều người thương vong

Chiều 22-3, một người đàn ông đã đâm xe ô-tô vào những người đang đi bộ qua đường trên cầu Westminster, sau đó chạy vào cửa trước của tòa nhà Quốc hội Anh ở thủ đô London và đâm chết một cảnh sát trước khi bị bắn chết. Chính quyền Anh cho rằng, đây là vụ khủng bố dã man, làm chết năm người (trong đó có một cảnh sát và kẻ tấn công) và gần 40 người khác bị thương.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ: Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã khôi phục quan hệ

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã khôi phục quan hệ và hiện đang hợp tác để giải quyết các vấn đề khu vực, hãng thông tấn TASS của Nga ngày 22-3 dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết.

Nhật Bản và Nga tiến hành đối thoại 2+2

Theo TASS, AP và TTXVN, ngày 20-3, các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng của Nhật Bản và Nga nhóm họp tại Tô-ki-ô trong khuôn khổ cuộc đối thoại an ninh 2+2 đầu tiên sau ba năm gián đoạn. Chủ đề chính của cuộc họp kéo dài một ngày này là vấn đề an ninh khu vực và tìm kiếm đột phá trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, điều đã ngăn cản hai nước ký hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngoài ra, hai bên cũng đề cập các lĩnh vực hợp tác an ninh hàng hải, mở rộng trao đổi quốc phòng, hợp tác chống khủng bố và chống buôn lậu ma túy. Động thái này diễn ra trước chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê tới Nga vào tháng 4 tới.

Kẻ tấn công ở sân bay Orly liên quan đến Hồi giáo cực đoan

Đối tượng bị tiêu diệt ở sân bay Orly ở thủ đô Paris sáng hôm qua (18-3), sau khi tấn công một nữ binh sĩ đang đi tuần tra nhằm cướp vũ khí, theo điều tra có liên quan đến Hồi giáo cực đoan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục