Ngày 3-5, truyền thông nhà nước Syria dẫn lời Bộ Ngoại giao nước này cho biết, Chính phủ Syria ủng hộ đề xuất của Nga thiết lập bốn vùng giảm căng thẳng nhằm chấm dứt tình trạng giao tranh tại quốc gia Trung Đông này.
Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura tham dự buổi họp báo sau cuộc hòa đàm Syria tại Astana, Kazakhstan, ngày 24-1-2017. Trong khuôn khổ các cuộc hòa đàm do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ diễn ra tại Kazakhstan tuần này, Nga đã đề xuất thảo luận về việc thành lập bốn vùng giảm căng thẳng tại Syria. Hãng thông tấn nhà nước SANA dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Syria cho biết, Syria ủng hộ sáng kiến của Nga thành lập các vùng giảm căng thẳng và khẳng định cam kết thực hiện thỏa thuận chấm dứt tình trạng thù địch ký ngày 30-12-2016, trong đó có việc không ném bom những khu vực này. Ngoài ra, quân đội Syria sẽ tiếp tục giao tranh với các nhóm được cho là khủng bố trên khắp đất nước. Trước đó, cùng ngày, trong hội nghị cấp cao tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng, Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy sẽ chấp nhận sáng kiến về khu vực giảm căng thẳng. Ông Putin cho biết, các máy bay của Nga và Chính phủ Syria sẽ tạm ngừng hoạt động trên các khu vực xác định nếu tất cả các bên đều tôn trọng lệnh ngừng bắn. Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura đang kêu gọi phái đoàn của lực lượng vũ trang đối lập Syria quay trở lại cuộc hòa đàm đang diễn ra tại Kazakhstan. Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông De Mistura cho biết, ông hy vọng lực lượng này sẽ quay lại bàn đàm phán do tầm quan trọng của việc xem xét thiết lập vùng giảm căng thẳng. Phe đối lập đã rời bàn đàm phán ngày 3-5, yêu cầu Chính phủ Syria kiên định thực hiện thỏa thuận chấm dứt các cuộc tấn công và tiến hành hoạt động thả tù binh. |
TheoNhandan
Ngày 25-4, CHDCND Triều Tiên đã kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) và đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhằm vào Mỹ trong bối cảnh căng thẳng về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 24-4 đã nhất trí duy trì hợp tác chặt chẽ trước các mối đe dọa an ninh từ phía CHDCND Triều Tiên và yêu cầu Bình Nhưỡng kiềm chế các hành động khiêu khích.
Lúc 19 giờ 41 phút ngày 20-4 (giờ địa phương), Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng đầu tiên mang tên Thiên Chu-1 vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-7 Y2.
Vậy là chỉ sau 76 ngày cầm quyền, cam kết “sẽ không can thiệp vào vũng lầy Syria” trong chiến dịch tranh cử đã bị chính Tổng thống Mỹ Donald Trump phá vỡ bởi quyết định bắn 59 quả tên lửa vào căn cứ không quân al-Sharyat của Syria ngày 7-4-2017. Chính bởi sự bất ngờ này nên tuy không gây quá nhiều thiệt hại cho quân đội Syria, vụ không kích lại đang gây nên những vết nứt hết sức quan ngại không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà cả trong đời sống quốc tế.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm (Donald Trump) tuyên bố, Oa-sinh-tơn có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân làm dấy lên những lo ngại về rủi ro của cuộc chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, trong mọi kịch bản chiến tranh, Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ giành phần thắng, nhưng với một cái giá rất đắt.
Khoảng 1.000 binh sĩ không quân và các máy bay chiến đấu của Mỹ đã tham gia diễn tập chung với lực lượng không quân Hàn Quốc nhằm bảo đảm sự sẵn sàng ứng phó với các hành động khiêu khích từ phía CHDCND Triều Tiên, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), ngày 17-4 thông báo.