(HBĐT) - Washington định duy trì hiện diện quân sự và thiết lập chính quyền mới độc lập ở miền Bắc Syria sau khi đánh bại IS


Tuyên bố chung của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau hội nghị thượng đỉnh 3 nước này ở Sochi - Nga hôm 22-11 đã đặt nền tảng thực tế để khởi động tiến trình chính trị ở Syria - một thủ lĩnh phe đối lập Syria, ông Qadri Jamil, nhận định.

Vai trò trung tâm của Nga

Cố vấn tổng thống Syria, ông Bouthaina Shaaban, cũng nói Damascus cho rằng những biện pháp do Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đưa ra sẽ góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria và chiến thắng khủng bố. Theo hãng tin RIA Novosti, trong tuyên bố chung, các tổng thống Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ - Recep Tayyip Erdogan - đã kêu gọi tiếp tục tiến trình xuống thang căng thẳng, khẳng định tiếp tục hợp tác để đánh bại hoàn toàn khủng bố và ủng hộ cuộc đối thoại liên Syria mở rộng.

 Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (phải) tại cuộc gặp hôm 22-11 Ảnh: REUTERS

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (phải) tại cuộc gặp hôm 22-11 Ảnh: REUTERS

Các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã lặp lại sự ủng hộ nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Theo hãng tin Tass, Tổng thống Putin đề nghị 2 lãnh đạo Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cùng điều nghiên một chương trình phục hồi Syria. Theo ông, 3 nước này phải nỗ lực tối đa để nâng cao tính hiệu quả của đại hội đối thoại dân tộc Syria - dự kiến tổ chức trước vòng đàm phán Geneva thứ 8 vào ngày 28-11.

Ngoài ra, Moscow tin rằng các thỏa thuận sẽ góp phần ổn định tình hình ở Cận Đông. Ông Putin khẳng định chính các nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp ngăn chặn sự sụp đổ của Syria, không để cho khủng bố chiếm giữ nước này và tránh được thảm họa nhân đạo.

Hãng tin Reuters nhận định kết quả cuộc gặp nêu bật vai trò trung tâm của Moscow trong nỗ lực thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho cuộc nội chiến kéo dài hơn 6 năm. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ai được mời dự đại hội đối thoại nói trên. Danh sách này đang là vấn đề tranh cãi, với Thổ Nhĩ Kỳ không muốn một số nhóm người Kurd ở Syria có mặt.

Mỹ chưa "gặp" Nga

Mỹ cho đến giờ vẫn giữ khoảng cách đối với nỗ lực hòa bình do Nga xúc tiến. Thay vào đó, theo tờ The Washington Post, chính quyền Mỹ đang mở rộng mục tiêu ở Syria, không chỉ dừng lại ở đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng mà còn tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến - một động thái có thể đẩy Washington vào thế xung đột với cả chế độ Tổng thống Bashar al-Assad và Iran.

Theo tờ báo, chính quyền ông Donald Trump có ý định duy trì hiện diện quân sự và thiết lập chính quyền mới độc lập ở miền Bắc Syria sau khi đánh bại IS. Theo báo The Washington Post, nếu Mỹ rút quân, ông Assad sẽ ở lại nắm quyền. Do đó, Mỹ có ý định tiếp tục hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở miền Bắc Syria. Ngoài ra, Washington hy vọng sự hiện diện quân sự nói trên có thể gây áp lực buộc ông Assad nhượng bộ tại các cuộc hòa đàm ở Geneva.

Ông Boris Dolgov, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo của Viện Nghiên cứu Phương Đông tại Học viện Khoa học Nga, bình luận đây không phải lần đầu tiên Mỹ tuyên bố không định rút quân khỏi Syria cho đến khi tiến trình hòa bình Geneva kết thúc "đúng hướng" - tức ông Assad phải ra đi.

"Đó là chính sách của Mỹ từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Syria cho đến nay" - ông Dolgov quả quyết, đồng thời nhấn mạnh mục đích và quyền lợi của Washington mâu thuẫn với tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc họp ở Sochi. Hơn nữa, Syria có nguy cơ rơi vào tình trạng chia cắt khi Mỹ thiết lập chính quyền ở miền Bắc nước này, độc lập với chính quyền trung ương của ông Assad.


                             Theo Dân Trí

Các tin khác


Tàu ngầm Argentina chở 44 người nổi lên mặt nước "cầu cứu" trước khi mất tích

Hải quân Argentina cho biết, tàu ngầm ARA San Juan đã nổi lên mặt nước và thông báo tình trạng trục trặc kỹ thuật trước khi mất tích. Đó là liên lạc cuối cùng của con tàu chở 44 người khi hoạt động ở phía nam Đại Tây Dương sáng 15/11.

In-đô-nê-xi-a: Bắt giữ Chủ tịch Hạ viện

Theo Roi-tơ và TTXVN, Chủ tịch Hạ viện In-đô-nê-xi-a X.Nô-van-tô, Chủ tịch đảng Golkar, đảng lớn thứ hai của nước này, đã bị Ủy ban Bài trừ Tham nhũng In-đô-nê-xi-a (KPK) bắt giữ đêm 19-11 liên quan vụ biển thủ 170 triệu USD công quỹ bị phát giác năm 2014. Trước đó, luật sư riêng của ông Nô-van-tô đã gửi đơn kháng án trước phiên xét xử cáo buộc tham nhũng đối với ông, dự kiến sẽ diễn ra ngày 30-11. Hiện KPK đang điều tra đại án tham nhũng liên quan đến một mạng lưới gồm khoảng 80 đối tượng và một số công ty lợi dụng việc đưa hệ thống căn cước điện tử trị giá 440 triệu USD vào hoạt động năm 2011 và 2012 để biển thủ hơn một phần ba ngân sách của chính phủ chi cho chương trình này. Ông Nô-van-tô đã bác bỏ mọi cáo buộc dính líu đến vụ bê bối tham nhũng.

Các nước AL lên án I-ran

Theo Roi-tơ và TTXVN, tại cuộc họp bất thường ở thủ đô Cai-rô của Ai Cập, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên đoàn A-rập (AL) đã lên án I-ran gây mất ổn định khu vực và hối thúc Liên hợp quốc (LHQ) ngăn chặn các hành động gây bất ổn. Tổng Thư ký AL A.Ghết nhấn mạnh rằng, vụ bắn tên lửa gần đây từ Y-ê-men sang lãnh thổ A-rập Xê-út là hành động thù địch nhằm vào tất cả các nước A-rập. Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao các nước A-rập đã quyết định cử một phái đoàn tới LHQ để đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết cáo buộc I-ran vi phạm Nghị quyết 2231 của cơ quan này khi phát triển tên lửa đạn đạo.

Canada chính thức mở đường cao tốc tới Bắc Cực

Tuyến đường cao tốc đầu tiên có thể hoạt động vào các mùa trong năm của Canada tới Bắc Cực đã được khánh thành và đưa vào hoạt động từ ngày 15-11.

Thế giới ngày qua

* Vê-nê-xu-ê-la: Cam kết thanh toán nợ 
* Pa-ki-xtan: Lên án vụ tiến công từ Áp-ga-ni-xtan 
* Xin-ga-po: Đề xuất chủ đề ASEAN 2018 
* Y-ê-men: Liên quân A-rập lại không kích

Afghanistan: 22 cảnh sát thiệt mạng trong cuộc tấn công của Taliban

Ngày 14-11, lực lượng cảnh sát tỉnh Kandahar ở miền nam Afghanistan cho biết đã có ít nhất 22 cảnh sát và 45 tay súng phiến quân bị thiệt mạng sau khi lực lượng Taliban tấn công vào một trạm kiểm soát ở quận Maywand.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục