"... các tỉnh Ghouta, Idlib, Afrin của Syria - Pháp đề nghị HĐBA họp khẩn về tình hình Syria”, ông Le Drian viết trên trang Twitter cá nhân. Cũng theo ông Le Drian, ông đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ sáng 21-1.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận, ngày 21-1, các lực lượng bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào tỉnh Afrin của Syria sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo và không kích nhằm đẩy lùi Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) khỏi biên giới nước này. Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, YPG tuyên bố đã đẩy lùi các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh sau nhiều cuộc giao tranh dữ dội.
Đây là ngày thứ hai giao tranh tiếp diễn sau khi Ankara mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến kéo dài gần bảy năm tại Syria. Theo "Chiến dịch nhành Oliu” của chính quyền Ankara, các vụ không kích của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20-1 có mục tiêu là các vị trí của YPG tại Afrin.
"Chiến dịch nhành Oliu đang diễn ra theo đúng kế hoạch, các hoạt động trên bộ đã bắt đầu”, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo. Đài HaberTurk dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết, chiến dịch này sẽ tạo ra một "khu vực an toàn” dài 30 km.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã tấn công 153 mục tiêu, trong đó có nơi trú ẩn của các tay súng người Kurd. Trong khi đó, YPG cáo buộc những vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm sáu dân thường và ba tay súng người Kurd thiệt mạng, 13 dân thường khác bị thương. Cũng theo YPG, Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công các khu vực có người dân sinh sống và một khu trại dành cho người đi sơ tán tại tỉnh Afrin.
* Ngày 20-1, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson đã điện đàm về cuộc xung đột Syria, đặc biệt là về các biện pháp để mang lại ổn định cho miền bắc nước này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ do Nhật Bản triển khai có thể được sử dụng để đối phó Triều Tiên.
Ngày 14.1, Reuters đưa tin các thành viên lưu vong của đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) bị giải thể vừa lập phong trào Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRM) để yêu cầu thả Chủ tịch CNRP Kem Sokha và kêu gọi tổ chức bầu cử công bằng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, nước này có thể quay lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đạt được năm 2015.