Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 1-7, hải quân Li-bi ra tuyên bố cáo buộc một tàu thuộc tổ chức phi chính phủ của Tây Ban Nha đã làm gián đoạn hoạt động tuần tra, khi lực lượng bảo vệ bờ biển Li-bi đang giải cứu hàng trăm người di cư. Tuyên bố nêu rõ, một tàu của tổ chức nêu trên đã điều hai thuyền cao-su theo sau lực lượng tuần tra bờ biển một cách khiêu khích hôm 24-6.
Tàu chở người di cư được
cứu trên Ðịa Trung Hải.
Cùng ngày, Hải quân Li-bi xác nhận, đã giải cứu 335 người di
cư bất hợp pháp trong ba chiến dịch ở vùng biển miền tây nước này. Trong số đó,
có 115 người di cư đến từ nhiều nước châu Phi khác nhau trên một thuyền cao-su
ngoài khơi thành phố Xu-man và 105 người khác ở ngoài khơi thành phố
Xa-bra-tha. Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) cho biết, cuối tuần qua, đã có khoảng
204 người di cư chết trên vùng biển ngoài khơi Li-bi, nâng tổng số người di cư
chết tại Ðịa Trung Hải từ đầu năm đến nay lên hơn 1.000 người.
* Ngày 1-7, tàu Open Arms chở 59 người di cư vừa được giải cứu
ngoài khơi Li-bi đã hướng đến thành phố Bác-xê-lô-na (Tây Ban Nha) sau khi
I-ta-li-a và Man-ta từ chối cho cập cảng. Tàu này đã chỉ trích chính sách đóng
cửa các cảng của I-ta-li-a và Man-ta, đồng thời xác nhận sẽ tới Bác-xê-lô-na
vào ngày 4-7 tới.
Trong khi đó, nguồn tin từ đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo
(CSU) của Ðức ngày 1-7 cho biết, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Chủ tịch đảng CSU H.Xi-hốp-phơ
xin từ chức trong một cuộc họp kín, trong bối cảnh giữa ông Xi-hốp-phơ và Thủ
tướng Ðức A.Méc-ken bất đồng sâu sắc về chính sách tị nạn.
* Tổng thống Pháp
E.Ma-crông ngày 1-7 chỉ định Ðại sứ mới tại Hung-ga-ri thay thế ông E.Phuốc-ni-ê
sau khi quan chức này để lộ thông tin nội bộ ca ngợi chính sách về người di cư
của Thủ tướng Hung-ga-ri. Ông Ma-crông từng có nhiều tranh cãi với Thủ tướng
Hung-ga-ri và một số nhà lãnh đạo Ðông Âu về chính sách di cư.
Theo Nhandan
Triều Tiên vừa lên tiếng cảnh báo Nhật Bản không can thiệp vào vấn đề phi hạt nhân hóa của nước này, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng Tokyo không liên quan tới các thỏa thuận mới được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra lần lượt vào tháng 4 và tháng 6/2018.
Ngày 27/6, khoảng 1.000 người, trong đó có cả các tay súng phiến quân, đã đầu hàng quân đội Syria ở tỉnh Daraa, miền Nam nước này.
Theo Roi-tơ, Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 27-6, hơn 160 triệu cử tri In-đô-nê-xi-a đi bỏ phiếu bầu thống đốc các tỉnh, thị trưởng các thành phố và người đứng đầu các cơ quan hành chính cấp quận và huyện của nước này. Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã quyết định ngày 27-6 là ngày lễ quốc gia để người dân có thời gian tham gia bầu cử. Đây là sự kiện chính trị quan trọng để tiến tới cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống, dự kiến vào tháng 4-2019. Hơn 270 nghìn nhân viên cảnh sát và binh sĩ đã được triển khai để bảo đảm an ninh tại các điểm bỏ phiếu.
Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) ngày 25/6 đã cảnh báo về khoảng cách ngày càng tăng giữa số người tị nạn cần tái định cư và những nơi sẵn sàng tiếp nhận do các chính phủ trên toàn thế giới cung cấp.
Hưởng ứng Ngày quốc tế phòng chống ma túy 26/6, các nước Đông Nam Á thuộc khu vực Tam giác vàng - khu vực sản xuất ma túy lớn thứ hai thế giới, đã tổ chức các buổi thiêu hủy ma túy lớn.
Hãng thông tấn Yonhap ngày 26/6 dẫn lời cựu đặc phái viên Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên Joseph Yun cho biết Triều Tiên đã không đồng ý với chủ trương của Mỹ về phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID).