Các dạng thời tiết cực đoan đang tấn công châu Á như bão nhiệt đới càn quét Trung Quốc, mưa lớn kéo dài ở Philippines trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc hứng chịu đợt nắng nóng cao kỷ lục kéo theo hậu quả nghiêm trọng.


Bảng đo nhiệt độ ghi nhận ở thành phố Kumagaya, phía Bắc Tokyo là 41°C

Nơi lũ lụt

Tại Trung Quốc, sáng 23-7, do ảnh hưởng từ bão Ampil tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hồ Bắc đã có mưa to. Chính quyền Bắc Kinh phát lệnh cảnh báo màu xanh, mức cảnh báo thấp nhất trong 4 thang cảnh báo về thời tiết và kêu gọi người dân đề phòng lở đất tại khu vực miền núi. Từ chiều 22-7, bão Ampil cũng đã đổ bộ vào Thượng Hải gây mưa lớn, ảnh hưởng tới vận chuyển đường không và đường biển. Hơn 600 chuyến bay dự kiến cất cánh từ 2 sân bay trong thành phố đã phải hủy bỏ và các dịch vụ đường sắt tốc độ cao cũng bị ảnh hưởng. Trước đó, chính quyền thành phố Thượng Hải đã hoàn tất công tác sơ tán và bố trí nơi ở tạm thời cho hơn 190.000 người dân ở khu vực phía Đông thành phố tránh bão Ampil. Đây là cơn bão thứ 10 đổ bộ vào Trung Quốc từ đầu năm cho đến nay. Trong khi đó, tại tỉnh Chiết Giang và Giang Tô, hơn 42.500 người đã đi sơ tán, hơn 28.000 tàu thuyền các loại đã trở về cảng tránh bão. Trong thời gian gần đây, mưa bão đã gây ra lũ lụt tàn phá khắp Trung Quốc, phá hỏng cầu, phong tỏa đường bộ và đường sắt, buộc hàng ngàn người phải đi sơ tán. Riêng ở tỉnh Cam Túc,  trong tuần qua đã có 12 người thiệt mạng và 39 người bị thương do mưa lớn xối xả và lũ quét.

Tại Philippines, mưa to từ tuần trước đến nay đã làm ít nhất 5 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 700.000 người. Theo Hội đồng Quản lý và Giảm nhẹ rủi ro thảm họa thiên tai quốc gia (NDRRMC) của Philippines, nguyên nhân gây ra các trường hợp thiệt mạng là lở đất và chết đuối. Theo cơ quan trên, mưa to đã khiến 158.509 hộ gia đình, tương đương 728.003 người ở 585 ngôi làng tại khu vực thủ đô (NCR) và vài tỉnh trên đảo chính Luzon, trong đó có khu vực Ilocos, Pampanga, Bataan và một số tỉnh ở miền Trung nước này phải đi sơ tán. Trong những tuần gần đây, đã có 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Philippines. Mùa mưa tại Philippines thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10. 

Nơi nắng nóng gây tử vong

Trong khi đó, tại 2 nước Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc lại có hiện tượng nắng nóng kéo dài. Cơ quan thời tiết Nhật Bản ngày 23-7 cho biết nhiệt độ tại Kumagaya, thuộc tỉnh Saitama, gần thủ đô Tokyo, đã lên tới 41°C. Đây là mức nhiệt cao nhất từ trước tới nay tại Nhật Bản. Cơ quan trên dự báo thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản cũng sẽ hứng chịu cái nóng 39°C trong ngày 23-7. Nhiệt độ tại thủ đô Tokyo được dự báo đạt tới 37°C. Theo thống kê, thời tiết nắng nóng gay gắt từ ngày 9-7 tại Nhật Bản đã khiến hơn 44 người tử vong và hàng chục ngàn người phải nhập viện. Hầu hết nạn nhân là người cao tuổi. Chỉ riêng ngày 21-7, ít nhất 11 người đã tử vong, nhiều khả năng do đột quỵ vì nắng nóng. Nhà chức trách Nhật Bản khuyến cáo người dân nên ở trong nhà và sử dụng điều hòa nhiệt độ để đảm bảo sức khỏe trong đợt nóng kỷ lục này. Đợt nắng nóng bất thường này ở Nhật Bản diễn ra ngay sau trận lụt lịch sử khiến hơn 180 người chết, hàng chục ngàn ngôi nhà bị phá hủy.

Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Theo hãng thông tấn Yonhap, nhiệt độ thấp nhất đo được lúc sáng 23-7 là 37°C tại thành phố Daegu, ở thành phố Incheon là 34°C. Trong khi đó, nhiệt độ ghi nhận tại thủ đô Seoul là 35°C. Từ ngày 15 đến 17-7 tại Hàn Quốc đã có 237 người nhập viện vì nắng nóng.

 

                         Theo SGGP

Các tin khác


Vì sao Putin nhiều lần trễ hẹn các nguyên thủ?

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/7 đến Helsinki, Phần Lan muộn gần một tiếng đồng hồ, khiến hội nghị thượng đỉnh giữa ông với người đồng cấp Mỹ Donald Trump phải lùi lại so với kế hoạch, có thể không khiến nhiều người ngạc nhiên. Lí do vì, ông Putin từng nhiều lần trễ hẹn các nguyên thủ khác trước đây.

Bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ

Khoảng 14 giờ (theo giờ địa phương), tức 18 giờ (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh tại thủ đô Helsinki của Phần Lan.

Thượng đỉnh Trump - Putin: Những gì có thể trông đợi ?

Tình trạng đối đầu, cạnh tranh giữa Mĩ và Nga hay giữa Mĩ và Trung Quốc được coi là sự đối chọi có tính chiến lược, toàn cầu và toàn diện. Dàn xếp giữa các quốc gia này không chỉ có tác động đến chính họ mà còn có tác động đến thế giới xung quanh.

Pháp thắt chặt an ninh trong ngày Quốc khánh và chung kết World Cup

Giới chức Pháp đã lên kế hoạch đóng cửa tháp Eiffel và huy động số lượng lớn lực lượng an ninh để bảo đảm an toàn cho hai sự kiện quan trọng là Quốc khánh Pháp và trận chung kết World Cup 2018 diễn ra liên tiếp trong hai ngày 14 và 15-7.

Trung Quốc khẳng định phối hợp chặt chẽ với Mỹ về hạt nhân Triều Tiên

AP đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu ngày 13/7 đã nhấn mạnh cam kết của Bắc Kinh đối với tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Nổ nhà máy hóa chất ở Trung Quốc, 19 người thiệt mạng

Ít nhất 19 người thiệt mạng và 12 người bị thương trong vụ nổ tại khu công nghiệp ở tỉnh Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc, đêm 12-7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục