Theo Reuters, ngày 21-8, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công dân và các công ty của Nga liên quan các hoạt động mà Washington cho là gây hại trên mạng và vấn đề Triều Tiên.


Quốc kỳ của Nga (bên trái) và Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hai công ty vận tải thủy và sáu tàu của Nga. Bên cạnh đó, Mỹ cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt hai công dân Nga, một công ty Nga, một công ty của Slovakia.

* Cùng ngày, phát biểu ý kiến trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ M.Billingslea nêu rõ, Washington có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang S.Skripal tại Anh hồi tháng 3 vừa qua. Theo ông, Mỹ sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt tiếp theo với nhiều mức độ cứng rắn khác nhau dựa trên cách thức phản ứng của Moscow.

* Trong khi đó, tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Thứ trưởng Tài chính Mỹ S.Mandelker cũng cảnh báo, Washington sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga. Theo Thứ trưởng Mandelker , những biện pháp trừng phạt của Mỹ đang tác động nặng nề đến nền kinh tế Nga, trong đó nguồn đầu tư nước ngoài bị sụt giảm mạnh.

* Phản ứng trước động thái trên của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga S.Ryabkov tuyên bố, Moscow kiên quyết phản đối việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với nước này. Ông Ryabkov cho rằng, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra dựa trên các cáo buộc "lừa dối”, đồng thời cam kết sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả. 

* Theo kết quả thăm dò mới đây do Viện Gallup (có trụ sở ở Mỹ) tiến hành và công bố ngày 22-8, có tới 58% số người Mỹ được hỏi mong muốn chính quyền cải thiện quan hệ với Nga thông qua các biện pháp ngoại giao. Trong khi đó, chỉ có 36% số người được hỏi tin vào sức nặng của các lệnh trừng phạt ngoại giao và kinh tế cứng rắn.

* Ngày 21-8, Bộ trưởng Ngoại giao Đức H.Maas tuyên bố, châu Âu nên hình thành một "đối trọng” với Mỹ khi Washington "vượt giới hạn đỏ”.

Bộ trưởng Ngoại giao Maas nhấn mạnh, mục đích xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Đức là xây dựng một châu Âu có chủ quyền vững mạnh. Điều này sẽ chỉ đạt được khi các cường quốc châu Âu là Đức, Pháp hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước khác trong châu lục để tạo thế cân bằng trong quan hệ với Mỹ.

 

                 TheoNhandan

Các tin khác


I-ran khẳng định sức mạnh quân sự

Theo Roi-tơ, trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình nhà nước vào Ngày Công nghiệp quốc phòng 21-8, Tổng thống I-ran H.Ru-ha-ni nhấn mạnh: "Chúng ta nên tự mình sẵn sàng chiến đấu chống các cường quốc quân sự muốn xâm chiếm lãnh thổ và các nguồn tài nguyên của chúng ta". Theo ông, lý do khiến Mỹ không tiến công I-ran là vì Oa-sinh-tơn biết được sức mạnh quân sự của Tê-hê-ran cũng như cái giá phải trả nếu để xảy ra xung đột.

Taliban bắt cóc ba xe chở khách tại Afghanistan

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Chính phủ Afghanistan ngày 20-8 cho biết, các tay súng Taliban đã bắt cóc hàng chục hành khách trên ba xe buýt tại tỉnh Kunduz, miền bắc nước này. Vụ việc xảy ra một ngày sau khi Chính phủ Afghanistan thông báo ngừng bắn với nhóm phiến quân này.

Động đất kép tại Indonesia, ít nhất 12 người thiệt mạng

Ngày 20-8, cơ quan quản lý thiên tai của Indonesia thông báo, ít nhất 12 người thiệt mạng và nhiều người bị thương khi tiếp tục xảy ra động đất kép tại khu vực đảo Lombok của nước này vào ngày hôm qua.

89 người Hàn Quốc tới Triều Tiên đoàn tụ các gia đình ly tán

Ngày 20-8, đoàn gồm 89 người Hàn Quốc đã lên đường tới CHDCND Triều Tiên để tham gia sự kiện đoàn tụ các gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Đây là lần đầu tiên sự kiện đoàn tụ gia đình ly tán được tổ chức kể từ tháng 10-2015.

Căng thẳng I-xra-en và Pa-le-xtin tăng cao

Theo Roi-tơ, tin nước ngoài và TTXVN, phát biểu ý kiến trên truyền hình, Tổng thống Pa-le-xtin M.Áp-bát khẳng định lại việc bác bỏ thỏa thuận hòa bình do Mỹ bảo trợ nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, sau khi Tổng thống Mỹ Ð.Trăm công nhận Giê-ru-xa-lem là thủ đô của I-xra-en và chuyển Ðại sứ quán Mỹ tại Ten A-víp đến Giê-ru-xa-lem. Ông M.Áp-bát cáo buộc I-xra-en tiếp tục xây dựng các khu định cư và đe dọa cắt tiền trợ cấp cho gia đình những người Pa-le-xtin bị giết hại hoặc bị giam trong nhà tù của I-xra-en. Bên cạnh đó, ông M.Áp-bát chỉ trích việc I-xra-en gần đây thông qua Luật quốc gia dân tộc Do Thái.

Nguy cơ một cuộc chiến mới

(HBĐT) - Một "cuộc chiến kinh tế” được cho là có thể hình thành sau khi Tổng thống Mỹ D.Trump "cấm cửa” đối với các công ty làm ăn với Iran. Hàng loạt công ty nước ngoài lớn đã và đang rời khỏi Iran nhằm tránh đòn trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cả Iran và một số đối tác, trong đó có châu âu, vẫn kiên quyết duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như dùng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ lợi ích kinh tế trước đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục