Nguồn tin thân thiết với gia đình Chu Vĩnh Khang nói Mạnh Hoành Vĩ không phải là thân tín của cựu trùm an ninh như đồn đoán.


Cựu trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (trái) và cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc hôm 8/10 cho biết đang điều tra Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol kiêm thứ trưởng Bộ Công an, vì hành vi nhận hối lộ và một số tội danh khác. Ủy ban Giám sát Quốc gia, cơ quan chống tham nhũng siêu quyền lực của Trung Quốc, chịu trách nhiệm điều tra sự việc, theo SCMP.

Bộ Công an Trung Quốc sau đó ra tuyên bố ủng hộ cuộc điều tra, nhấn mạnh các sai phạm của Mạnh là "tàn dư độc hại" của Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh đang thụ án chung thân vì tội nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia. Việc ông Mạnh được cho là có thời gian hợp tác chặt chẽ với Chu dẫn tới đồn đoán rằng hai trường hợp có liên quan, nhưng một nguồn tin thân thiết với gia đình Chu hôm nay đã bác bỏ quan điểm này.

"Mạnh làm việc tại Bộ Công an rất lâu trước khi Chu lên lãnh đạo cơ quan này vào đầu năm 2003. Ông ấy từng làm trợ lý bộ trưởng tại một số thời điểm trước đó. Chu hoàn toàn không có ý định tiến cử Mạnh", nguồn tin cho biết.

Người này nói thêm rằng trong khi một số sĩ quan cấp cao sẵn sàng phục vụ Chu và gia đình ông này khi ông còn đương nhiệm, "Mạnh hồi đó có ít tương tác với Chu ngoài vấn đề công việc".

Chu Vĩnh Khang là quan chức cao nhất bị kết tội hối lộ tại Trung Quốc kể từ năm 1949, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình tăng cường chống tham nhũng thông qua chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi".

Ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực, Chu chịu trách nhiệm giám sát tất cả bộ máy an ninh trong nước, tòa án và cơ quan công tố. Ông Mạnh được bổ nhiệm làm thứ trưởng công an vào năm 2004, khi Chu đang giữ chức bộ trưởng.

Nhà bình luận chính trị Zhang Lifan cũng nhận định rằng việc ông Mạnh bị bắt không liên quan đến Chu. Mạnh được bầu làm chủ tịch Interpol vào cuối năm 2016, một năm sau khi Chu bị kết án. "Nếu Mạnh thực sự là phe phái của Chu, ông ấy sẽ không bao giờ được Bắc Kinh đề xuất làm lãnh đạo Interpol", Zhang giải thích.

"Tôi nghĩ Mạnh đã có những sai phạm khác không liên quan tới Chu Vĩnh Khang. Tuyên bố của Bộ Công an cũng không nói rằng Chu và Mạnh có mối liên hệ trực tiếp nào ngoài việc hai người từng là đồng nghiệp", Zhang nói thêm.

Grace Mạnh, vợ của Mạnh Hoành Vĩ, hôm 5/10 trình báo với cảnh sát Pháp về việc chồng mình "mất tích" sau khi trở về Trung Quốc hôm 25/9. Interpol sau đó yêu cầu Trung Quốc xác nhận tình trạng của chủ tịch cơ quan này. Ủy ban Giám sát Quốc gia sau đó ra tuyên bố xác nhận đang điều tra Mạnh, Interpol cũng nhận được đơn từ chức của ông vài tiếng sau.

 

                     TheoVnexpress

Các tin khác


Ngoại trưởng Mỹ tới Bình Nhưỡng

Ngày 7-10, truyền thông địa phương đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến thủ đô Bình Nhưỡng và có kế hoạch gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Báo chí quốc tế nêu bật vai trò của đồng chí Đỗ Mười trong sự nghiệp đổi mới đất nước

Đưa tin đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, các hãng thông tấn cũng như các tờ báo uy tín trên thế giới đã nêu bật những đóng góp và vai trò của đồng chí trong thời kỳ Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới.

Động đất, sóng thần ở Indonesia: 1.670 người thiệt mạng và mất tích

Ngày 5/10, Indonesia thông báo số người tử vong trong thảm họa động đất và sóng thần tại đảo Trung Sulawesi hồi tuần trước đã tăng lên 1.558 người.

Thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Theo Yonhap và TTXVN, ngày 4-10, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha nhấn mạnh, Mỹ cần phải linh hoạt trong các cuộc đàm phán liên quan tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Trước đó, trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ, bà Kang Kyung-wha đề xuất, Mỹ nên nhất trí tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), đổi lại là việc CHDCND Triều Tiên dỡ bỏ cơ sở hạt nhân chính Yongbyon của mình; đồng thời cho rằng, đây sẽ là một bước tiến lớn hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ông Barham Salih trở thành Tổng thống mới của Iraq

Ngày 2-10, Quốc hội Iraq đã bầu chọn chính trị gia người Kurd Barham Salih làm Tổng thống của nước này. Việc Iraq có Tổng thống mới đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình thành lập chính phủ trong bốn năm tới.

Ðẩy mạnh công tác cứu hộ tại thành phố Palu, Indonesia

Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 2-10, gần bốn ngày sau trận động đất và sóng thần tại Indonesia, lực lượng cứu hộ nước này vẫn đang đẩy mạnh những nỗ lực tìm kiếm người mất tích bị vùi lấp dưới những đống đổ nát ở thành phố Palu trên đảo Sulawesi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục