Chính phủ nước này ngày 20/11 thông báo sẽ triển khai một chiến dịch an ninh lớn nhất từ trước đến nay để bảo đảm cho việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ diễn ra tại Buenos Aires trong hai ngày 30/11 và 1/12.

 


Quân đội Argentina. (Nguồn: Pinterest).

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng điều phối Đơn vị kỹ thuật G20 Hernan Lombardi cho biết Chính phủ Argentina sẽ huy động khoảng 22.000 binh sỹ thuộc các lực lượng an ninh liên bang, của thủ đô và tỉnh Buenos Aires để bảo vệ các địa điểm chiến lược, cũng như các tòa nhà xung quanh khu vực trung tâm hội nghị G20.

Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh Argentina Patricia Bullrich khẳng định công tác an ninh đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng, phù hợp với quy mô của một trong những hội nghị quan trọng nhất thế giới. Các trung tâm tác chiến sẽ được đặt tại trụ sở của các lực lượng liên bang, đồng thời sẽ có một cơ quan điều phối quốc tế có nhiệm vụ phối hợp hành động với các đoàn quốc tế tham dự sự kiện này.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị G20, các dịch vụ giao thông công cộng như tàu điện ngầm và tàu hỏa đô thị sẽ tạm ngừng hoạt động, trong khi xe buýt sẽ phải thay đổi lộ trình và không được đi vào các khu trung tâm nơi có các hoạt động liên quan đến hội nghị.

Trong khi đó, các chuyến bay thương mại đến sân bay nội địa Aeroparque sẽ phải chuyển sang các sân bay khác ở ngoại ô vì sân bay này sẽ chỉ hoạt động phục vụ cho các đoàn chính thức tham dự sự kiện. Khu vực cảng Buenos Aires cũng sẽ tạm thời đóng cửa và chỉ có các tàu của lực lượng phòng vệ đường thủy được phép hoạt động.

Dự kiến, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ có sự tham gia của nguyên thủ các cường quốc hàng đầu thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Enmanuel Macron, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe…

Ngoài ra, sẽ có khoảng 15.000 người khác tham gia trực tiếp vào các hoạt động của hội nghị, cũng như gần 3.000 phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước có mặt đưa tin./.



                                                                        Theo Việt Nam Plus

 


Các tin khác


Lần đầu tiên trong lịch sử, các lãnh đạo APEC không ra tuyên bố chung

Các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày 18/11 đã không thể đưa ra được tuyên bố chung tại hội nghị cấp cao lần thứ 26 diễn ra tại Papua New Guinea, trong bối cảnh hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc chia rẽ sâu sắc về vấn đề thương mại và đầu tư.

Đại hội đồng Interpol nhóm họp tại Dubai để bầu chủ tịch mới

Theo báo chí phương Tây, ngày 18/11, người đứng đầu những cơ quan cảnh sát thuộc các nước thành viên tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã nhóm họp tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để tham dự phiên họp đại hội đồng Interpol lần thứ 87 và bầu ra một chủ tịch mới của Interpol sau khi lãnh đạo của cơ quan này bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam công du châu Mỹ

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 18/11 cho biết Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên, ông Kim Yong-nam sẽ thăm Cuba trong các nỗ lực mới nhất nhằm tăng cường quan hệ với nước xã hội chủ nghĩa này.

Tiến công khủng bố, ít nhất 30 binh sĩ Afghanistan chết

Theo Reuters và TTXVN, ngày 15-11, ít nhất 30 thành viên lực lượng an ninh Afghanistan chết trong vụ tiến công lớn do Taliban tiến hành ở tỉnh miền tây Farah giáp biên giới Iran. Taliban đã đẩy mạnh các cuộc tiến công nhằm vào tỉnh chiến lược này. Cách đó bốn ngày, Taliban tiến công khiến 50 cảnh sát và binh sĩ chết tại các trạm kiểm soát ở Farah.

Nội các Anh ủng hộ dự thảo thỏa thuận Brexit

Sau cuộc họp kéo dài khoảng năm giờ tại Văn phòng Thủ tướng Anh ngày 14-11, bà Theresa May thông báo, Nội các Anh đã nhất trí ủng hộ bản dự thảo thỏa thuận đưa "xứ sở sương mù” chia tay "ngôi nhà chung châu Âu”, hay còn gọi là Brexit.

Khủng hoảng chính trị ở Sri Lanka

Theo Reuters và Tân Hoa xã, ngày 14-11, Quốc hội Sri Lanka rơi vào tình trạng hỗn loạn khi một kiến nghị bất tín nhiệm tân Thủ tướng M.Rajapakse được đưa ra bỏ phiếu. Khi kiến nghị được đưa ra bỏ phiếu, các nghị sĩ thuộc đảng của ông Rajapakse rầm rộ phản đối và tân thủ tướng đã rời phòng họp. Chủ tịch Quốc hội tuyên bố, phần lớn thành viên trong Quốc hội gồm 225 ghế đã ủng hộ kiến nghị bất tín nhiệm ông Rajapakse.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục