Ngày 22/11, Bộ Tài chính Zimbabwe thông báo kể từ tháng 1/2019 sẽ cắt 5% lương của Tổng thống và các quan chức cấp cao trong chính phủ nhằm giảm gánh nặng ngân sách cũng như dành tiền đầu tư vào những lĩnh vực cấp thiết của đất nước.
Kinh tế Zimbabwe vẫn đang trong thời điểm khó khăn. (Nguồn: BusinessLive).
Phóng viên TTXVN tại khu vực miền Nam châu Phi cho biết nội
dung trên được Bộ trưởng Tài chính Zimbabwe Mthuli Ncube thông báo trong phiên
họp cùng ngày cùng các nghị sĩ quốc hội về dự trù ngân sách cho năm 2019. Lý
giải cho việc cắt giảm lương, Bộ trưởng Mthuli nhấn mạnh trong bối cảnh nền
kinh tế Zimbabwe đang gặp muôn vàn khó khăn, ngân sách cần được phân bổ hợp lý
hơn tới những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới đời sống của người dân như chăm
sóc y tế. Hiện tại, Zimbabwe đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc chữa
bệnh trầm trọng tại tất cả các cơ sở y tế trên cả nước.
Ông Mthuli cho biết hiện 90% ngân sách nhà nước đang dành để
trả lương cho đội ngũ công quyền và đây được xem là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây khủng hoảng kinh tế tại nước này trong hơn 2 thập kỷ qua. Với
việc cắt giảm lương của đội ngũ cán bộ cấp cao, ông Mthuli hy vọng kinh tế
Zimbabwe sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3,1% trong năm 2019.
Theo ông Mthuli, trong số tổng số 6,6 tỷ USD dự toán ngân
sách cho năm tài khóa 2019, Bộ Tài chính sẽ phải trích 53 triệu USD trong số
này để đền bù cho số nông dân da trắng bị chính phủ đòi lại đất nông nghiệp vào
những năm 2000 để trả lại cho người da đen. Đây là một trong những chính sách
do cựu Tổng thống Robert Mugabe đề xướng nhằm lấy lại công bằng xã hội sau khi
quốc gia này giành được độc lập từ Anh.
Trước đó, hồi cuối tháng 9/2018, Tổng thống Mnangagwa – người
vừa lên nắm quyền hồi tháng 11 năm ngoái, đã kêu gọi người dân Zimbabwe thực
hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng” để cùng phấn đấu đưa Zimbabwe trở thành
đất nước có thu nhập trung bình vào năm 2030.
Trên thực tế, quốc gia miền Nam châu Phi này hiện không có
đồng tiền riêng bởi từ năm 2009, Zimbabwe đã đô-la hóa nền kinh tế do siêu lạm
phát. Năm 2016, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã ban hành "tiền trái phiếu”-một
loại tiền tệ thay thế có giá trị tương đương đồng USD để bù đắp sự thiếu hụt
USD trong hệ thống tiền tệ./.
Theo Việt Nam PLus
Chính phủ nước này ngày 20/11 thông báo sẽ triển khai một chiến dịch an ninh lớn nhất từ trước đến nay để bảo đảm cho việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ diễn ra tại Buenos Aires trong hai ngày 30/11 và 1/12.
Tổng cộng 29 thỏa thuận được Trung Quốc và Philippines ký kết trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Manila.
Cảnh sát Italy ngày 20/11 thông báo đã tịch thu 8 biệt thự xa xỉ được xây dựng bất hợp pháp của băng nhóm mafia khét tiếng Casamonica tại thủ đô Rome.
Ngày 18/11, Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải Cuba đã thông báo kế hoạch chi tiết nhằm rút toàn bộ các chuyên gia y tế của nước này đang làm việc trong chương trình "Thêm nhiều bác sỹ” của Brazil.
Theo Sputniknews, ngày 19/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẽ thảo luận các biện pháp đối phó với việc Mỹ có ý định rút khỏi hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày 18/11 đã không thể đưa ra được tuyên bố chung tại hội nghị cấp cao lần thứ 26 diễn ra tại Papua New Guinea, trong bối cảnh hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc chia rẽ sâu sắc về vấn đề thương mại và đầu tư.