Hội nghị thượng đỉnh thường niên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã khai mạc ngày 9/12 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng khu vực, trong đó mâu thuẫn liên quan tới Qatar, cuộc chiến tại Yemen và cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi phủ bóng đen lên hội nghị này.
Đặc phái viên Liên hợp quốc về Yemen Martin Griffiths (thứ 2, phải) trong cuộc họp báo tại cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Yemen và phiến quân Houthi tại Johannesberg Castle, cách Stockholm, Thụy Điển, 60km về phía bắc, ngày 6/12/2018. (Ảnh: THX/TTXVN).
Hãng thông tấn Saudi (SPA) cho biết chủ đề thảo luận chính
hội nghị là các vấn đề khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy hội nhập và hợp tác
giữa các nước thành viên trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, kinh tế và luật
pháp.
Vài giờ trước khi khai mạc hội nghị, Qatar thông báo cử ngoại
trưởng nước này tham dự, thay vì người đứng đầu nhà nước. Ngoại trưởng Bahrani
Sheikh Khalid ngay lập tức chỉ trích quyết định này của Doha, cho rằng Quốc
vương Qatar nên là người tham dự hội nghị này.
Thành lập năm 1981, GCC là một liên minh kinh tế và chính trị
bao gồm các nước Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất
(UAE) và Qatar, cùng Oman và Kuwait. Quan hệ giữa các nước GCC bắt đầu rạn nứt
từ tháng 6/2017 - thời điểm bốn nước Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Bahrain áp
đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại
với Qatar với cáo buộc Doha ủng hộ các nhóm khủng bố trong khu vực và can thiệp
vào công việc nội bộ của các nước trên, dẫn tới cuộc khủng hoảng ngoại giao
chưa từng có giữa các nước vùng Vịnh.
Doha bác bỏ các cáo buộc và cho rằng các nước trên muốn xâm
phạm chủ quyền của Qatar. Nhiều nỗ lực ngoại giao đã được thúc đẩy, nhưng cho
đến nay chưa mang lại kết quả.
Theo Tổng Thư ký GCC, ông Abdellatif Al-Zayani, Hội nghị
thượng đỉnh GCC lần thứ 39 này sẽ xem xét các mối quan hệ với Iran sau khi Mỹ
tái áp đặt các biện pháp trừng phạt trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động
xuất khẩu dầu mỏ của Tehran.
Lâu nay, Saudi Arabia và các nước đồng minh UAE và Bahrain
vẫn ủng hộ Mỹ trong việc gia tăng sức ép đối với Iran. Đối lập với quan điểm
này, hai nước thành viên khác của GCC là Kuwait và Oman mong muốn bình thường
hóa quan hệ với Iran.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Kuwait Khalid al-Jarallah
nhận định Hội nghị thượng đỉnh GCC lần này có thể là cơ hội để chấm dứt sự rạn
nứt trong nội bộ khối./.
Theo Việt Nam Plus
Ngày 5-12, phát biểu với TASS về kết quả cuộc họp kín diễn ra một ngày trước đó về vấn đề Iran tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), đại diện chính thức của Nga tại LHQ Fedor Strzizhovsky nhấn mạnh rằng, cuộc họp đã kết thúc mà không thể đưa ra tuyên bố chung, cũng như kế hoạch hành động nào sau đó.
Liên quân do Mỹ đứng đầu cùng với Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) đã đẩy lùi cuộc tấn công của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhằm giành lại quyền kiểm soát các cơ sở và trang thiết bị ở gần tỉnh Deir ez-Zor của Syria.
Cuộc tuần hành tự phát của những người Pháp mặc áo vàng phản đối thuế xăng dầu biến thành bạo lực khi các phần tử cực hữu tham gia.
Ngày 3/12, các nghị sĩ Pháp đã thông qua dự luật thành lập văn phòng công tố quốc gia về chống khủng bố. Đây là một cải cách tư pháp then chốt nhằm tăng cường năng lực ứng phó của nước này trước nguy cơ xảy ra các vụ tấn công.
Phiến quân Taliban, giới chức Afghanistan và Mỹ ngày 2-12 xác nhận, chỉ huy cấp cao nhất của Taliban tại miền nam Afghanistan đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ.
AFP đưa tin ngày 2/12, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng đáp ứng những mong muốn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nếu chính quyền Bình Nhưỡng có các động thái phi hạt nhân hóa.