Trước quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái này.
Khi được hỏi liệu có cứu vãn được INF cũng như khả năng Trung Quốc tham gia hay không, Bộ trưởng von der Leyen cho rằng Moscow có thể quan tâm đến sự liên quan của Bắc Kinh. Trong đó, bà nói rằng tên lửa tầm trung của Trung Quốc có thể là một mối đe dọa đối với Nga trong bối cảnh tên lửa Nga có thể đe dọa châu Âu.
Các quan chức Berlin lo ngại về việc INF sụp đổ. Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Peter Altmaier không loại trừ một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Mỹ và Nga.
Một vụ thử tên lửa của Trung Quốc.
BáoFrankfurter Allgemeinecũng dẫn lời các thành viên của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Roderich Kiesewetter và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Rolf Mutzenich lưu ý tên lửa mới của Nga - 9M729 - nên được chuyển tới phía bên kia của dãy núi Ural để nó không thể vươn tới châu Âu.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết vào tháng 12 năm ngoái rằng Berlin sẽ phản đối việc triển khai tên lửa tầm trung mới ở châu Âu nếu INF sụp đổ.
Vào ngày 2-2, Mỹ tuyên bốđình chỉ các nghĩa vụ đối với INF, cho Nga thời hạn 6 tháng để tuân thủ hiệp ước, nếu không sẽ rút khỏi INF hoàn toàn. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề nghị Nga phá hủy tên lửa 9M729 cùng bệ phóng.
Ngày hôm sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moscow cũng đình chỉ các nghĩa vụ đối với INF để trả đũa.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối về việc Mỹ rút khỏi INF, đồng thời kêu gọi Washington và Moscow tham gia đối thoại mang tính xây dựng.
Mỹ cáo buộc Nga thử nghiệm tên lửa 9M729 ở phạm vi bị cấm theo INF nhưng Moscow phủ nhận. Về phần mình, Tổng thống Putin nói Mỹ đã vi phạm hiệp ước bằng cách triển khai các bệ phóng MK41 có thể sử dụng với tên lửa Tomahawk ở châu Âu.
Điện Kremlin ngày 4-3 xác nhậnTổng thống Putinđã ký sắc lệnh đình chỉ các nghĩa vụ của Nga đối với INF.