Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng buộc các nước phải tìm kiếm các phương án để ngăn chặn.


Dịch tả lợn châu Phi lây lan khắp thế giới

Theo ARCGIS, tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu ở Kenya năm 1921 và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi khác. Năm 1957, dịch tấn công Bồ Đào Nha.

Ba năm sau, tả lợn châu Phi lại trỗi dậy ở Bồ Đào Nha với quy mô lớn. Từ đây, bệnh lan sang Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Malta, Bỉ, Hà Lan rồi vượt đại dương đến Trung và Nam Mỹ (Cuba, Cộng hòa Dominica, Haiti, Brazil).

Năm 2007, tả lợn châu Phi vào Georgia qua cảng và lan sang các nước láng giềng như Armenia và Azerbaijan. Cuối năm đó, dịch xâm nhập Nga qua những con lợn rừng mắc bệnh ở biên giới với Georgia. Ban đầu, dịch chỉ ảnh hưởng đến quần thể lợn rừng phía nam nước này, sau đó lây sang lợn nuôi. Từ năm 2009 đến 2011, Nga trải hai đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi.


Lợn chết vì nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Romania.

Tháng 7.2012, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nhận báo cáo của Ukraine về lần đầu tiên dịch xuất hiện trên lợn nuôi. Tháng 6.2013, đến lượt Belarus bị ảnh hưởng.

Từ năm 2014 đến 2015, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xuất hiện ở các nước châu Âu nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới lợn rừng. Năm 2017, dịch lan sang hai nước mới là Czech và Romania.

Theo thống kê của OIE, tính từ năm 2017 đến ngày 18.2.2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.

Xây dựng hàng rào ngăn lợn hoang

Hiện nay, một số cơ sở chăn nuôi lợn lớn tại Trung Quốc đã sử dụng công nghệ cao để nhận diện sớm dịch. Truyền thông địa phương cho biết các doanh nghiệp công nghệ lớn như Alibaba và JD.com còn dùng công nghệ nhận dạng để giám sát sức khỏe của lợn nuôi, phát hiện những triệu chứng bệnh và thay đổi trong hành vi của con vật.

Theo ABC News, thịt lợn bị dịch tả đã được tìm thấy ở Australia vào tháng 1. Chính phủ Australia đã cảnh giác cao độ và đã khoanh vùng để kiểm tra chặt chẽ hàng hóa, nhất là thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến từ khu vực có nguy cơ cao. Thức ăn đông lạnh cho chó, thịt lợn khô và tai lợn khô là một trong những nguồn gây dịch tả lợn châu Phi.

Đan Mạch đã bắt đầu xây dựng hàng rào dài 70km, cao 1,5m dọc biên giới với Đức, để ngăn không cho lợn hoang xâm nhập và lây lan dịch tả lợn châu Phi. Ngành chăn nuôi lợn tại Đan Mạch đóng vai trò quan trọng, bởi xuất khẩu thịt lợn của quốc gia này riêng trong năm 2017 đã thu về 2,7 tỉ USD. Chi phí xây hàng rào sẽ tiêu tốn 10 triệu Euro và nông dân sẽ tài trợ 4 triệu Euro. Chính phủ Đan Mạch tài trợ trong 5 năm để bảo trì hàng rào.


Theo Laodong

Các tin khác


Tổng thống Venezuela "thề" đánh bại phe Chủ tịch Quốc hội

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro "thề" sẽ đánh bại "đám đông thiểu số điên khùng" do Chủ tịch Quốc hội Juan Guaidó đứng đầu và đang muốn lật đổ ông.

Bộ trưởng Đức: Tên lửa Trung Quốc đe dọa Nga

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Focus, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cảnh báo tên lửa tầm trung của Trung Quốc có thể vươn tới lãnh thổ Nga.

Ba người Palestine đâm xe vào nhóm binh sĩ Israel

Quân đội và truyền thông Israel cho biết, ngày 4-3, hai người Palestine đã bị bắn chết và một người bị thương nhẹ sau khi lao xe vào một nhóm binh sĩ Israel ở Bờ Tây khiến một sĩ quan bị thương nghiêm trọng.

Hải quân Ai Cập và Pháp tiến hành tập trận chung ở Biển Đỏ

Cuộc tập trận chung của hải quân Ai Cập và Pháp có sự tham gia của các tàu khu trục và tàu phóng rocket cùng với Lực lượng đặc biệt của quân đội 2 bên.

Nga sẵn sàng thảo luận với Mỹ về Venezuela

Ngày 2-3, trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã xác nhận Moscow sẵn sàng thảo luận với Washington về tình hình Venezuela, nhưng cần sự tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

KCNA: Triều Tiên khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại với Mỹ

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tiếp tục các cuộc thảo luận "xây dựng" về vấn đề phi hạt nhân hóa và cải thiên quan hệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục