Khu vực có tỷ lệ đi bầu cao nhất tại Pháp là tỉnh Indre ở miền trung trong khi đó số người đi bầu tại thủ đô Paris ở mức rất thất, 11,35% so với 11,70% năm 2014. Các điểm bỏ phiếu tại một số lãnh thổ hải ngoại của Pháp mở cửa từ ngày 25-5 và tính tới 17h hôm qua, tỷ lệ đi bầu chỉ ở mức rất thấp so với 5 năm trước.
Tại Pháp có 34 danh sách bầu cử trong đó có một nửa là đại diện của các đảng truyền thống, còn lại là của các đảng mới thành lập và có hai đại diện của phong trào biểu tình "áo vàng." Đề cập đến khả năng có tỷ lệ đi bỏ phiếu rất thấp trong cuộc bầu cử năm nay, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói rằng ông không lo ngại về vấn đề này nhưng việc dự báo như vậy là lời nhắc nhở hơn 47 triệu cử tri Pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ đi bỏ phiếu.
Cuộc bầu cử này diễn ra sau hai năm cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron, được đánh dấu bằng nhiều chính sách cải cách kinh tế - xã hội nhưng cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Khủng hoảng xã hội ở Pháp kéo dài suốt nửa năm qua với hàng loạt cuộc biểu tình của những người theo phong trào "áo vàng" và hiện vẫn chưa chấm dứt. Chính vì vậy, kết quả bầu cử lần này có thể dẫn đến việc thay đổi thành phần của chính phủ nếu liên minh tranh cử gồm đảng cầm quyền Nền Cộng hóa tiến bước (LREM) và đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) không giành thắng lợi trước đảng cựu hữu Tập hợp quốc gia của bà Marine Le Pen.
Kết quả bầu cử sẽ được công bố vào khoảng 23 giờ tối nay tại 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu nhiệm kỳ mới sẽ họp từ đầu tuần sau để thảo luận về việc thành lập các nhóm nghị sĩ tại nghị viện và bầu chủ tịch mới cho Ủy ban châu Âu.