Ngày 16-6, các bộ trưởng năng lượng và môi trường của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí thông qua một khuôn khổ triển khai nhiều hoạt động nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa ở các đại dương trên quy mô toàn cầu.


Chính phủ Nhật Bản đã công bố thông tin nêu trên sau hai ngày chủ trì hội nghị có sự tham gia của các bộ trưởng năng lượng và môi trường thuộc các quốc gia G20. Hội nghị được tổ chức cuối tuần này tại thị trấn Karuizawa, phía tây bắc thủ đô Tokyo, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 chuẩn bị diễn ra vào ngày 28 và 29-6, tại TP Osaka, miền tây Nhật Bản.

Khuôn khổ mới nhằm tạo điều kiện triển khai hoạt động cụ thể hơn nữa liên quan đến rác thải đại dương. Trước đó, hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg (Đức) năm 2017 đã thông qua "kế hoạch hành động của G20 về rác thải đại dương”.


Các bộ trưởng và đại biểu chụp ảnh tập thể tại hội nghị bộ trưởng năng lượng và môi trường G20 tại Karuizawa, Nhật Bản, ngày 15-6.

 Tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada cho biết: "Tôi cảm thấy vui mừng vì chúng ta, trong đó có các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển, đã có thể hình thành một khuôn khổ quốc tế rộng lớn”.

Theo khuôn khổ mới, các nước thành viên G20 sẽ thúc đẩy các phương pháp tiếp cận vòng đời toàn diện để ngăn chặn và giảm xả rác thải nhựa ra đại dương thông qua hàng loạt biện pháp và hợp tác quốc tế. Các thành viên G20 cũng sẽ chia sẻ phương pháp thực hành tốt nhất, thúc đẩy đổi mới, tăng cường giám sát khoa học và phương pháp phân tích.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, ông muốn "đất nước mặt trời mọc” dẫn đầu thế giới trong quá trình giảm rác thải nhựa trong lòng đại dương, bao gồm phát triển phân hủy sinh học và các sáng kiến khác.


Theo Nhandan

Các tin khác


Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Những ''''rạn nứt về ủng hộ Ukraine'''' bắt đầu nổi lên ở phương Tây?

Những rạn nứt ở phương Tây dường như bắt đầu lộ rõ trong tuần qua về sự hỗ trợ cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga.

Quan chức Ukraine dự báo xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.

Indonesia bắt giữ đối tượng khủng bố nguy hiểm

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, lực lượng chống khủng bố nước này đã bắt giữ một đối tượng nguy hiểm tại tỉnh Tây Papua.

Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục