Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi nói: "Chúng tôi và Đức nhất trí rằng giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine."
Người biểu tình Palestine xung đột với binh sỹ Israel ở thành phố Khan Younis ngày 15/5/2019. (Ảnh: THX/TTXVN).
Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ngày 9/6 tuyên bố Đức và Jordan ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Safadi với người đồng cấp Đức Heiko Maas đang ở thăm quốc gia Trung Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, Ngoại trưởng Safadi nói: "Chúng tôi và Đức nhất trí rằng giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Chúng tôi mong muốn một nền hòa bình lâu dài và toàn diện. Để điều này xảy ra, cần chấm dứt các hành động chiếm đóng và thành lập một nhà nước Palestine độc lập theo đường biên giới năm 1967 với thủ đô là Đông Jerusalem."
Về phần mình, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định: "Chúng tôi vẫn tán thành việc đạt được giải pháp hai nhà nước thông qua các cuộc đàm phán là giải pháp duy nhất."
Cả hai vị bộ trưởng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của Cơ quan cứu trợ Liên hợp quốc đối với người tị nạn Palestine, trong bối cảnh Mỹ vài tuần trước đã kêu gọi giải thể tổ chức này sau khi cắt khoản đóng góp hằng năm trị giá khoảng 300 triệu USD.
Về tình hình Syria, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị thông qua đối thoại tại nước này.
Ngoại trưởng Mass cho biết Đức sẽ cấp cho Jordan khoản vay trị giá 100 triệu USD để giải quyết những khó khăn về kinh tế của vương quốc này.
Năm ngoái, các biện pháp cải cách tài chính do Quỹ Tiền tệ Quốc tế hậu thuẫn đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Jordan.
Jordan hiện có khoảng 2,2 triệu người Palestine tị nạn, chiếm gần một nửa dân số của vương quốc này.
Ngoài ra, Jordan cũng tiếp nhận khoảng 1,3 triệu người tị nạn từ nước Syria láng giềng./.
Theo Việt Nam Plus
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang leo thang, Thủ tướng Abe hy vọng có thể tận dụng mối quan hệ tốt đẹp với Iran để làm trung gian hòa giải và thúc đẩy đối thoại giữa Washington và Tehran.
Theo mạng euronews, ngày 4-6, tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng CH Bắc Ma-xê-đô-ni-a D.Da-ép tại trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Brúc-xen (Bỉ), Chủ tịch EC G.Giăng-cơ cho biết, các nước Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ khởi động thảo luận việc CH Bắc Ma-xê-đô-ni-a gia nhập khối này vào ngày 18-6 tới.
Đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (Palang Pracharat- PPRP) và năm đảng liên minh hôm nay, 4-6, cam kết thành lập chính phủ liên hiệp, với Tướng Prayut Chan-o-cha làm Thủ tướng.
Ngày 3/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các mức thuế quan mà chính quyền của ông áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc không làm gia tăng lạm phát ở Mỹ, mà sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất rời Trung Quốc để sang các nước khác.
Ngày 3-6, trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình RT trước thềm Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg (SPIEF), người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định thị trường Nga vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất chấp những nỗ lực của một số quốc gia trong việc "nêu lên một hình ảnh trái ngược".
Ngày 1-6, phát động Tháng nuôi dạy con toàn cầu lần đầu tiên, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới đầu tư vào những chính sách nhằm hỗ trợ các bậc cha mẹ mang lại sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống của con trẻ.