Trung Quốc kỳ vọng có thể nhận được ủng hộ của Nga và Ấn Độ trong thành lập một sáng kiến thương mại đa phương.


Trong ảnh từ trái qua: Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Nhiều báo đài tại Ấn Độ cho biết Thủ tướng Narendra Modi sẽ cùng phối hợp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Kyrgyzstan để bày tỏ quan ngại về phương pháp bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hội nghị SCO diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tổ chức tại Nhật Bản với mục đích giải quyết các tranh chấp thương mại.

Tổng thống Mỹ Trump cảnh cáo có thể áp dụng thêm thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc nếu Chủ tịch Tập Cận Bình từ chối gặp ông tại Nhật Bản.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin nhà lãnh đạo Mỹ còn kêu gọi các đồng minh chung sức kiềm chế Trung Quốc.

Đáp lại, Trung Quốc cũng tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia khác bao gồm Nga, Ấn Độ. Chủ tịch Trung Quốc trong tháng 6 đã đến thăm Nga và gọi Tổng thống Putin là "người bạn tốt nhất”. Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại về chính sách bảo hộ của Nhà Trắng. Điều này khiến nhiều chuyên gia cho rằng Ấn Độ nhiều khả năng bày tỏ lập trường này trong hội nghị của SCO.

Ông Zhang Baohui tại Đại học Lingnan ở Hong Kong (Trung Quốc) nhận định: "Hội nghị SCO sẽ là cơ hội để Trung Quốc tăng cường quan hệ với Ấn Độ và đề xuất thỏa thuận thương mại đa phương. Cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ khiến Trung Quốc chủ trương cải thiện quan hệ với những quốc gia khác, trong đó có Nga và Ấn Độ”.

Ông Rajeev Ranjan Chaturvedy tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nói: "Việc Tổng thống Trump cân nhắc rút Ấn Độ khỏi Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đã gây lo ngại cho New Delhi”. Mỹ cấp cho Ấn Độ ưu đãi thuế quan phổ cập từ 3 thập niên trước.

Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu hàng đầu của Ấn Độ là duy trì cân bằng kinh tế và chiến lược.

 

      TheoBaotintuc

Các tin khác


Hơn 8.000 binh sỹ từ 18 nước NATO bắt đầu tập trận ở biển Baltic

Hơn 8.000 binh sỹ từ 18 quốc gia thuộc của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận hải quân thường niên có tên BALTOPS tại biển Baltic.

Đức, Jordan ủng hộ giải pháp 2 nhà nước cho xung đột Israel-Palestine

Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi nói: "Chúng tôi và Đức nhất trí rằng giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine."

Lãnh đạo Trung-Ấn gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) từ ngày 13-14/6 tới tại Bishkek, Kyrgyzstan.

Tin tưởng Việt Nam tiếp tục đóng góp cho hòa bình, an ninh thế giới

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân (PV), ông K.MALHOTRA, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả hợp tác giữa LHQ và Việt Nam trong hơn 40 năm qua, đồng thời tin tưởng, Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò tích cực thúc đẩy hòa bình khu vực và trên thế giới. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.

Các nhà lãnh đạo và dư luận Campuchia chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Singapore

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, cùng giới nghị sĩ và học giả Campuchia đã bác bỏ và chỉ trích gay gắt phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam "xâm lược" Campuchia.

Kỷ niệm 75 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy

Hôm nay, tại Pháp, Tổng thống nước này Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã tỏ lòng kính trọng đối với sự hy sinh của các cựu chiến binh nhân kỷ niệm 75 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy của Pháp (6-6-1944 - 6-6-2019) trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục