Với mục tiêu tìm giải pháp cải thiện vấn đề người tị nạn, người mất chỗ ở và người tị nạn hồi hương, LHQ và Liên hiệp châu Âu (EU) đã thảo luận các biện pháp để giải quyết những vấn đề vốn được coi là "vấn nạn”, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt cuộc khủng hoảng tị nạn toàn cầu. Theo thống kê của LHQ, trên thế giới hiện có hơn 70 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, con số cao nhất từ trước đến nay, trong đó có 25,9 triệu người tị nạn, 41,3 triệu người phải rời bỏ nơi ở và 3,5 triệu người xin tị nạn chính trị.
Trong khi đó, LHQ cho biết, các nước đang phát triển, chứ không phải là các nước phương Tây giàu có, đang gánh vác cuộc khủng hoảng người di cư trên thế giới khi đang tiếp nhận phần lớn trong số hơn 70 triệu người phải đi tha hương tính đến cuối năm 2018 do chiến tranh và bị ngược đãi ở quê nhà. Một thực tế cho thấy, phần lớn người tị nạn hay di cư chạy sang nước láng giềng và điều đó có nghĩa là phần lớn họ đang tị nạn tại những nước nghèo hoặc những nước có mức thu nhập trung bình. Theo thống kê của LHQ, năm 2018, Mỹ là nước tiếp nhận số đơn tị nạn nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, nước này vẫn còn chưa xử lý 800 nghìn đơn xin tị nạn còn tồn đọng. Trong khi đó, tại châu Âu, một số chính phủ không dám cam kết tiếp nhận người di cư gặp nạn trên biển.
Theo báo cáo mới nhất của LHQ về Xu hướng toàn cầu, Cao ủy LHQ về người tị nạn, ông Ph.Gran-đi cho biết, cộng đồng quốc tế không nên cho rằng sự độ lượng đối với người tị nạn của các nước châu Phi là điều hiển nhiên khi đề cập đến số người dân ở châu lục này buộc phải rời bỏ nhà cửa để xin tị nạn ngày càng gia tăng. Ông nhấn mạnh, không giống với nhiều khu vực khác trên thế giới, kể cả những khu vực có nhiều quốc gia giàu có và tiềm lực tốt hơn nhiều, các nước châu Phi luôn mở rộng biên giới đón người tị nạn. Đề cập vai trò của Hội đồng Bảo an LHQ trong việc giải quyết các thách thức liên quan người tị nạn, vấn đề di cư và người dân mất chỗ ở, ông Gran-đi kêu gọi chính phủ các nước nỗ lực hơn nữa để tìm ra giải pháp bởi nếu thành công, như trường hợp khá hiếm của Cốt Đi-voa, những người tị nạn mất nhà ở sẽ có cơ hội được trở về nhà của mình. Người phụ trách vấn đề người tị nạn của LHQ đồng thời bày tỏ cảm ơn tới những người dân châu Phi đã sẵn lòng mở cửa đón người tị nạn. Ông cho rằng, LHQ và cộng đồng quốc tế mang ơn hàng triệu người dân ở châu lục này đã sẵn lòng giúp người tị nạn và chia sẻ nguồn lực hạn chế của họ.
Đối mặt "bài toán khó” về người di cư và tị nạn, Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ cho rằng, Hội đồng Bảo an LHQ phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp rõ ràng cho vấn đề người dân mất chỗ ở bởi nếu tiếp cận các vấn đề hòa bình, cứu trợ nhân đạo và phát triển một cách riêng lẻ sẽ không thể đạt hiệu quả bền vững. Đây là vấn đề cần được giải quyết tận gốc rễ. LHQ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các nước mở cửa nhận người tị nạn, đồng thời phá bỏ những rào cản người nhập cư làm việc và hòa nhập với đất nước mà họ xin tị nạn
Theo Báo Nhân Dân
Ngày 25-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cho biết, quyết định của Mỹ áp đặt trừng phạt nhằm vào Lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei và các quan chức cấp cao khác của nước này sẽ vĩnh viễn đóng lại con đường ngoại giao giữa Washington và Tehran.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích truyên bố của Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili, trong đó cáo buộc Moskva "gây mất ổn định tình hình tại nước này."
Hiệp định Khu vực thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) bắt đầu đi vào hiệu lực, đưa châu Phi trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia, kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập. Ngoài việc loại bỏ thuế đối với hoạt động thương mại nội khối châu Phi, AfCFTA còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực và hưởng lợi từ thị trường "lục địa đen".