Ngày 14/10, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới việc Ankara phát động Chiến dịch ‘Mùa xuân Hòa bình’ tấn công lực lượng người Kurd vốn là đồng minh của Washington ở Đông Bắc Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: aljazeera
Nhà Trắng thông báo, chiều 14/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ "bởi các hành động của Ankara tại miền Bắc Syria đang gây ra những mối đe dọa đặc biệt và bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ".
Trong một tuyên bố, Tổng thống Trump nêu rõ: "Sắc lệnh này cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung nghiêm khắc nhằm vào những đối tượng bị cáo buộc liên quan tới các vụ lạm dụng nhân quyền, cản trở lệnh ngừng bắn, ngăn cản người dân phải rời bỏ nhà cửa trở về nhà, ép người tị nạn hồi hương, hay đe dọa an ninh, hòa bình và ổn định tại Syria".
Chính quyền Tổng thống Trump cũng tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép Thổ Nhĩ Kỳ từ 25% lên 50%, đình chỉ các cuộc đàm phán liên quan tới một thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỷ USD với quốc gia đồng minh trong NATO này.
Bộ Tài chính Mỹ áp đặt trừng phạt ba Bộ trưởng của Bộ Năng lượng và Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với một số quan chức cấp cao khác. Theo sắc lệnh trên, Washington sẽ cấm thị thực đối với các quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỹ và Mỹ bố trí một số lực lượng ở lại Syria, một bước đi đảo ngược lại quyết định rút hết quân mà Tổng thống Trump đưa ra hôm 13/10.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump đã chỉ đạo Phó Tổng thống Mike Pence và Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien sớm đến Ankara để thảo luận tình hình Syria với giới chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng hối thúc các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngay cuộc xâm lược miền Bắc Syria và thực thi một lệnh ngừng bắn.
Chiến dịch quân sự "Mùa xuân Hòa bình" của Thổ Nhĩ Kỳ truy quét các lực lượng người Kurd ở Đông Bắc Syria đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích mạnh mẽ của dư luận quốc tế, trong đó có cả các đồng minh của Ankara trong NATO. Mỹ hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt chiến dịch và ngay từ đầu đã để ngỏ khả năng áp đòn trừng phạt "hủy diệt kinh tế" nếu chiến dịch tiếp tục leo thang.
Bloomberg dẫn một nguồn tin cấp cao tại Washington cho hay giới chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ cuối tuần qua đã thảo luận và dự thảo sẵn các điều khoản trong lệnh trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Trump cũng đã tham vấn giới nghị sĩ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, những người kịch liệt phản đối việc Nhà Trắng quyết định rút quân khỏi Đông Bắc Syria để quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tự do tấn công người Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), về lệnh trừng phạt. Một quan chức Nhà Trắng giấu tên nói với hãng tin Reuters rằng đây là lệnh trừng phạt sâu rộng, áp đặt với tất cả các cấp trong Chính quyền Ankara.
Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Van Hollen tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá đắt vì hành động xâm lược Syria. Trên trang mạng cá nhân Twitter, Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen nêu rõ: "Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá đắt vì tấn công các đối tác người Kurd của chúng ta ở Syria. Các Thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ không ngừng ủng hộ việc bỏ rơi một tổ chức khu vực có nhiều đóng góp trong việc đẩy IS xuống địa ngục".
Ngày 11/10, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin cho biết Tổng thống Trump đã cho phép các quan chức nước này thảo luận về các lệnh trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara khởi động chiến dịch tấn công quân sự ở phía Đông Bắc Syria.
Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, ông Mnuchin nói: "Đây sẽ là các lệnh trừng phạt rất nặng nề”. Cũng theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Tổng thống Trump lo ngại về việc chiến dịch tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhằm vào các thường dân, cơ sở hạ tầng dân sự, các nhóm sắc tộc hoặc cộng đồng tôn giáo thiểu số, và khẳng định rõ Ankara không được "cho phép dù chỉ một chiến binh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tẩu thoát”.
Ngoại trưởng hàng loạt nước châu Âu đã bày tỏ lo ngại và kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ khi thương vong tiếp tục gia tăng trong chiến dịch tấn công của Ankara vào lực lượng người Kurd tại khu vực Đông Bắc Syria. Đến ngày 14/10, đã có Pháp, Đức, Hà Lan và Cộng hòa Séc thông báo đã ngừng toàn bộ việc xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước áp lực của dư luận và đe dọa trừng phạt của đồng minh Washington, ngày 14/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố sẽ không rút lại chiến dịch quân sự "cho dù bất cứ ai nói gì".
Phát biểu trước báo giới tại Baku, Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Chúng tôi quyết tâm tiếp tục chiến dịch cho tới cuối cùng bất chấp những lời đe dọa.... Cuộc chiến của chúng tôi sẽ tiếp tục cho tới khi đạt được thắng lợi cuối cùng".
Ông chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) và Liên đoàn Arab khi lên án chiến dịch quân sự của Ankara, đồng thời kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho kế hoạch thiết lập "vùng an toàn" của Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Bắc Syria để tái định cư 3,6 triệu người tị nạn Syria đang ở tạm trong các trại tị nạn ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng ngày, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Erdogan, ông Gulnur Aybet, cũng tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ "quyết tâm” triển khai Chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" tại miền Bắc Syria nhằm xóa sổ các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) và Đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại khu vực biên giới, đồng thời đảm bảo việc hồi hương an toàn người tị nạn Syria.
Theo TTXVN
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết "đại đa số người Đức" tin tưởng rằng cộng đồng người Do Thái chiếm một vị trí quan trọng ở đất nước này.
Theo yêu cầu của Ai Cập, bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên AL sẽ tiến hành cuộc họp khẩn vào ngày 12/10 tới tại Cairo (Ai Cập) nhằm thảo luận "cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria."
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cần có 14,3 tỷ USD để điều trị cho 1 tỷ người bị suy giảm thị lực hoặc mù do cận thị, viễn thị hoặc đục thủy tinh thể.
Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) đưa ra tuyên bố này ngay sau khi Ankara thông báo về việc bắt đầu cuộc tấn công trên bộ trong khuôn khổ chiến dịch tấn công các lực lượng người Kurd.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8-10 thông báo số lượng người di cư trái phép vào biên giới phía nam của Mỹ giáp với Mexico đã giảm liên tiếp trong bốn tháng qua. Tuy nhiên, tính trong 12 tháng qua, vẫn có gần 1 triệu người di cư trái phép vào biên giới phía nam giáp với Mexico bị bắt giữ. Đây là con số cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ.
Dự luật cải cách này được thúc đẩy bởi đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S), chính đảng chủ chốt trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Italy.