Ngày 21/1 (rạng sáng 22/1 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn danh sách đề cử và bổ nhiệm các thành viên chính phủ mới của tân Thủ tướng nước này Mikhail Mishustin.
Tân Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: Tass
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, tại buổi làm việc, Thủ tướng Mishustin đã đệ trình Tổng thống Putin danh sách ứng cử viên đảm nhận các chức bộ trưởng trong chính phủ mới. Tổng thống Putin cùng ngày cũng đã ký Sắc lệnh Tổng thống về "Cơ cấu các cơ quan hành pháp liên bang” và bổ nhiệm các thành viên chính phủ.
Theo sắc lệnh trên, chính phủ mới của Nga sẽ do Thủ tướng Mishustin đứng đầu và có 9 Phó Thủ tướng, trong đó ông Grigorenko giữ cương vị người đứng đầu Văn phòng Chính phủ và ông Andrey Removich Belousov đảm nhiệm vị trí Phó Thủ tướng Thứ nhất.
Các vị trí lãnh đạo các bộ "sức mạnh" không có nhiều biến động và nhiều thành viên Nội các cũ vẫn được tín nhiệm, theo đó ông Sergei Lavrov tiếp tục giữ chức ngoại trưởng; Bộ trưởng Quốc phòng là Sergei Shoigu; Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev; Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov; Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Denis Manturov...
Tối 21/1 (theo giờ địa phương), Tổng thống Putin đã dự cuộc họp đầu tiên với các thành viên tân Chính phủ Nga. Phát biểu tại cuộc họp, ông Putin nêu rõ: "Chính phủ mới hiện nay cân bằng hơn dù vừa trải qua một đợt cải tổ lớn".
Ngày 15/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố từ chức và giải tán Chính phủ Liên bang Nga, vài tiếng sau khi Tổng thống Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang năm 2020.
Văn phòng báo chí Điện Kremlin cho biết, trước khi tuyên bố từ chức và giải tán chính phủ, Thủ tướng Medvedev đã gặp Tổng thống Putin để thảo luận về bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2020.
Thủ tướng Medvedev cho rằng thông điệp này đã đề ra một số "thay đổi căn bản” đối với Hiến pháp Nga. "Những thay đổi này, khi được thông qua, sẽ tạo ra những đổi thay lớn, không chỉ đối với một số điều trong Hiến pháp, mà còn đối với sự cân bằng quyền lực về tổng thể”, ông Medvedev nói.
Ngày 16/1, ngay sau khi được Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga thông qua, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 20/1, Tổng thống Putin đã chuyển văn kiện sửa đổi Hiến pháp tới Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga. Ngày 21/1, cơ quan lập pháp này bắt đầu tiến hành phiên họp toàn thể để xem xét dự thảo luật về sửa đổi Hiến pháp Liên bang do tổng thống đề xuất.
Đây là những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình chính trị tại Nga sau khi Tổng thống Putin bất ngờ công bố kế hoạch cải tổ hệ thống chính trị trong thông điệp liên bang hôm 15/1 vừa qua.
Theo TTXVN
Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.