Trước tình trạng số người mắc và tử vong do Covid-19 tại châu Âu tăng nhanh chóng, các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha và Cộng hòa (CH) Séc quyết định tăng cường nhiều biện pháp mạnh để đẩy lùi dịch bệnh. Đáng chú ý, Tây Ban Nha hôm qua đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước.


Châu Âu tăng cường biện pháp chống dịch Covid-19

Lều được dựng trong sân Bệnh viện Henri Mondor ở Creteil, gần thủ đô Paris, Pháp, ngày 9-3, làm phòng chờ của những người có triệu chứng mắc Covid-19. (Ảnh: AP)

Trong buổi họp báo hằng ngày vào tối 13-3, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran thông báo, số ca nhiễm Covid-19 ở nước này là 3.661, tăng 785 ca so với một ngày trước đó, trong đó có 79 người tử vong, 154 trường hợp đang được điều trị tích cực.

Trước tình trạng số người mắc Covid-19 tăng lên nhanh chóng, Chính phủ Pháp đã tiến hành nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong đó có việc đóng cửa tất cả các trường học từ mầm non đến đại học, bắt đầu từ ngày 16-3 cho đến khi nào có thông báo mới. Chính phủ cũng ra quy định cấm các cuộc tập trung có 100 người trở lên thay vì 1.000 người như trước đó.

Trong ngày 13-3, các địa điểm du lịch nổi tiếng của Pháp như Lâu đài Versaille, Tháp Eiffel, Bảo tàng Louvre... lần lượt đóng cửa; các buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao và các chương trình khác đã bị hủy do quy định cấm tụ tập hơn 100 người và để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran nói: "Sự lây lan của virus trên lãnh thổ của chúng ta đang gia tăng, đặc biệt là ở một số khu vực nhất định". Ông Olivier kêu gọi mọi người hạn chế những chuyến đi không cần thiết, bảo vệ người già, rửa tay thường xuyên. Không chào hỏi nhau bằng sự tiếp xúc thân thể, giữ khoảng cách một mét, hạn chế đến thăm những người dễ bị tổn thương nhất.

Tính đến ngày 13-3, Vùng Ile-de-France có 626 trường hợp nhiễm Covid-19 trong đó: Paris có 126 trường hợp, 42 trường hợp ở tỉnh Seine-et-Marne, 70 trường hợp ở tỉnh Yvelines, 30 trường hợp ở tỉnh Essonne, 59 trường hợp ở tỉnh Hauts-de-Seine, 45 trường hợp ở tỉnh Seine- Saint-Denis, 48 trường hợp ở tỉnh Val-de-Marne, 60 trường hợp ở tỉnh Val d'Oise.

Chính phủ khẳng định cuộc bầu cử địa phương sẽ vẫn diễn ra theo đúng lịch. Ngày 15-3 và 22-3, khoảng 47 triệu cử tri Pháp được kêu gọi tham gia bỏ phiếu bầu ra thị trưởng của 35 nghìn thành phố, thị trấn, thôn xã trên cả nước, trong đó có thủ đô Paris. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói rằng: "Không có lý do khoa học nào để nghĩ rằng, việc đi bỏ phiếu sẽ nguy hiểm hơn là đi mua sắm của bạn".

Bộ trưởng Nội vụ Pháp khẳng định rằng, tất cả các địa điểm bỏ phiếu sẽ được tẩy trùng. Để phòng dịch, mỗi người cần mang theo một cây bút và mỗi người đứng xếp hàng cách nhau một mét khi đi bỏ phiếu.

Theo một cuộc thăm dò mới của Hãng Elabe/Berger-Levrault cho kênh truyền hình BFMTV, có 82% người dân Pháp đồng ý đóng cửa các trường học để chống dịch Covid-19, 58% tán thành việc duy trì các cuộc bầu cử địa phương, 37% bày tỏ lo ngại đi đến một khu vực bỏ phiếu.

Cùng ngày, Điện Élysée cho biết, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Emmanuel Macron đã đề xuất các biện pháp tăng cường kiểm soát biên giới đối với các nước khu vực Schengen, có thể cấm đi lại đối với một số quốc gia có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao hoặc sắp bị lây nhiễm.

Dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành du lịch của Pháp. Ông Jean-Baptiste Lemoyne, Quốc vụ khanh bên cạnh Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp phát biểu trên Đài phát thanh France Inter, cho biết, đại dịch Covid-19 có thể khiến Pháp thiệt hại tới 10 tỷ euro doanh thu từ du lịch trong bốn tháng đầu năm.

Trong khi đó, nước láng giềng của Pháp là Tây Ban Nha và CH Séc cũng áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Ngày 13-3, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedrod Sanchez đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thủ đô Madrid đã cho đóng cửa toàn bộ các cửa hàng kinh doanh. Các cửa hàng thiết yếu như cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc, trạm xăng vẫn được mở cửa. Tính đến nay, với hơn 4.200 ca bệnh và 121 ca tử vong, Tây Ban Nha là nước thứ hai ở châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra, sau Italy.

Còn tại CH Séc, từ 0 giờ ngày 16-3, nước này sẽ cấm nhập cảnh tất cả người nước ngoài vào Séc trừ những người cư trú dài hạn hơn 90 ngày, những người định cư ở CH Séc và các trường hợp ngoại lệ được cấp phép vì lợi ích CH Séc. Nước này cũng cấm xuất cảnh tất cả công dân Séc và người nước ngoài có định cư hoặc cư trú dài hạn hơn 90 ngày ở CH Séc trừ các trường hợp ngoại lệ đặc biệt.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục