Trong cuộc họp báo ngày 25-3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá, đại dịch Covid-19 tiếp tục gây thiệt hại lớn không chỉ về sức khỏe mà còn nhiều mặt khác trong đời sống.


Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)

Ông Ghebreyesus cho rằng, Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã đưa ra một quyết định khó khăn nhưng sáng suốt, đó là hoãn Olympic và Paralympic Games năm 2020.

Theo thống kê mới nhất, thế giới đã mất hơn 21 nghìn người vì đại dịch Covid-19. "Chúng ta biết rằng chúng ta sẽ mất mát nhiều hơn, và mức độ như thế nào sẽ do quyết định và hành động của chúng ta lúc này định đoạt”, ông Ghebreyesus nói.

Để làm chậm sự lây lan của Covid-19, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp chưa có tiền lệ, tác động lớn đến xã hội và kinh tế như đóng cửa trường học và doanh nghiệp, hủy sự kiện thể thao, yêu cầu người dân ở nhà và bảo đảm an toàn cá nhân.

WHO hiểu rằng các quốc gia đang nỗ lực đánh giá thời điểm và mức độ họ có thể nới lỏng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của mình. Theo ông Ghebreyesus, câu trả lời phụ thuộc vào những việc mà các quốc gia này làm khi các biện pháp được ban bố rộng rãi trong cộng đồng có hiệu lực.

Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh, yêu cầu người dân ở nhà và hạn chế các hoạt động đi lại sẽ giúp các nước có thêm thời gian đẩy lùi dịch bệnh và giảm được áp lực đối với hệ thống y tế. Tuy nhiên, những biện pháp nêu trên sẽ không thể dập được dịch bệnh.

WHO kêu gọi tất cả các quốc gia đã ban bố biện pháp phong tỏa tận dụng thời gian này để tấn công virus SARS-CoV-2. Đây chính là cánh cửa cơ hội thứ hai để đẩy lùi dịch bệnh.

WHO khuyến cáo các quốc gia nên thực hiện sáu hoạt động quan trọng. Thứ nhất, phát triển, huấn luyện và huy động lực lượng lao động trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng. Thứ hai, triển khai hệ thống tìm kiếm mọi ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 ở cấp độ cộng đồng. Thứ ba, tăng cường sản xuất, năng lực và sẵn sàng làm xét nghiệm. Thứ tư, xác định, điều chỉnh và trang bị các cơ sở sẽ được sử dụng để điều trị và cách ly bệnh nhân. Thứ năm, triển khai kế hoạch, quy trình cụ thể để cách ly những người đã tiếp xúc với ca bệnh. Thứ sáu, tập trung toàn bộ chính phủ vào việc ngăn chặn và kiểm soát Covid-19.

WHO cho rằng, sáu biện pháp nêu trên là cách tốt nhất để ngăn chặn và chấm dứt sự lây nhiễm, do đó khi các biện pháp hạn chế dỡ bỏ thì virus SARS-CoV-2 sẽ không xuất hiện trở lại nữa.

Các biện pháp quyết liệt như tìm kiếm, cách ly, làm xét nghiệm, điều trị và truy tìm những người tiếp xúc với người bệnh không chỉ là cách tốt nhất mà còn nhanh nhất để các nước sớm dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về kinh tế và xã hội.

Cuối bài phát biểu, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh, thế giới cần có nhiều phương thức truyền thông hấp dẫn và sáng tạo về sức khỏe cộng đồng. Vào những thời điểm khó khăn như lúc này, phim và các phương tiện truyền thông khác không chỉ đóng vai trò lớn trong việc truyền tải thông điệp quan trọng về sức khỏe mà còn lan tỏa một trong những liều thuốc tốt nhất, đó là niềm hy vọng.

TheoNhanDan

Các tin khác


Số ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu tiếp tục tăng nhanh

Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại châu Âu vẫn tiếp tục tăng nhanh. Italy đang tìm lời giải cho bài toán giúp nước này tập hợp 90 triệu khẩu trang mỗi ngày. Còn các y tá, bác sĩ tại Tây Ban Nha thì đang kêu gọi chính phủ hành động mạnh mẽ hơn khi có tới 14% tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này là nhân viên y tế.

Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN hết ngày 24/3: Dịch bệnh lan ra toàn khu vực, Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp

Khu vực Đông Nam Á tới hết ngày 24/3 đã ghi nhận thêm 490 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) mới và 12 người nữa thiệt mạng. Dịch bệnh đã xuất hiện tại tất cả các nước thành viên ASEAN, buộc các chính phủ phải khẩn cấp hành động.

Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa tỉnh Hồ Bắc

Theo Tân Hoa Xã và TTXVN, ngày 24-3, giới chức tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc thông báo dỡ bỏ hạn chế đi lại sau hai tháng tỉnh này bị phong tỏa do dịch Covid-19. Theo đó, người dân có giấy chứng nhận sức khỏe tốt, không tiếp xúc bất kỳ ca bệnh hoặc trường hợp nghi nhiễm nào, sẽ được phép rời Hồ Bắc từ ngày 25-3; riêng người dân thành phố Vũ Hán được dỡ bỏ hạn chế đi lại từ ngày 8-4 tới. Những ngày qua, Trung Quốc đại lục liên tục không ghi nhận thêm ca mới nào trong nước nhiễm Covid-19.

Lào có các ca mắc COVID-19 đầu tiên

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, tại cuộc họp báo chiều 25/4 ở trụ sở Bộ Y tế Lào, đại diện Bộ Y tế nước này đã thông báo 2 ca đầu tiên mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Như vậy, Lào là quốc gia cuối cùng tại Đông Nam Á xác nhận ca mắc COVID-19.

Lào chuẩn bị kịch bản đối phó Covid-19 bùng phát

Nhằm đối phó trường hợp các cơ sở y tế bị quá tải do lượng bệnh nhân Covid-19 tăng cao bất thường, Lào vừa quyết định sử dụng ba địa điểm tại Thủ đô Vientiane làm nơi cách ly và chữa bệnh với khả năng sắp xếp được gần 1.500 giường bệnh, mặc dù cho đến nay, các cơ quan hữu quan của Lào cho biết, chưa có trường hợp nhiễm dịch bệnh Covid-19 được phát hiện ở nước này.

Diễn biến dịch COVID-19 tới 6h sáng 24/3: ''''Dịch tăng tốc'''', 16.365 người tử vong, Anh phong tỏa toàn quốc

Số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới đã vượt ngưỡng 16.000, trong đó số ca tử vong tại Italy đã gần gấp đôi Trung Quốc đại lục. WHO cảnh báo dịch đang tăng tốc khi mất 67 ngày để lên mốc 100.000 ca nhiễm đầu tiên nhưng chỉ mất 4 ngày để vượt mốc 100.000 ca lần thứ ba.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục