Ngày 8/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) duy trì lệnh hạn chế đi lại trong khu vực Schengen ít nhất đến ngày 15/5.
Cảnh vắng vẻ trên Quảng trường ở Turin, Italy do dịch COVID-19, ngày 4/4/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 8/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) duy trì lệnh hạn chế đi lại trong khu vực Schengen ít nhất đến ngày 15/5 để làm chậm đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Theo ông Margaritis Schinas, Ủy viên châu Âu phụ trách về vấn đề nâng cao đời sống, toàn bộ các nước thành viên khối Schengen phải thực hiện tốt các biện pháp giãn cách xã hội để hạn chế tương tác trong cộng đồng và làm chậm đà lây lan của virus.
Bên cạnh đó, EU cũng cần hạn chế các hoạt động đi lại không thiết yếu từ các nước thứ 3 để hỗ trợ cho nỗ lực trên.
Khối Schengen gồm 26 quốc gia châu Âu, chủ yếu là các nước thành viên EU.
[Thụy Sĩ gia hạn các biện pháp kiểm soát dịch, Italy bác bỏ nới lỏng]
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen hối thúc các quốc gia thành viên EU dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dược phẩm nhằm tránh gây thiếu hụt mặt hàng thiết yếu này trong khối.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu châu Âu Mauro Ferrari đã bất ngờ đệ đơn từ chức sau 4 tháng tại vị, với lý do không tìm được tiếng nói chung với EC trong việc xây dựng chương trình chống đại dịch COVID-19.
Ông Ferrari cho biết EC không quan tâm tới những đề xuất của ông về các nguồn lực và công cụ chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, phát ngôn viên của EC Johannes Bahrke đã lập tức bác bỏ chỉ trích này khi cho biết Hội đồng Nghiên cứu châu Âu đã có 140 triệu euro cho 18 dự án nghiên cứu đang được triển khai./.
Theo TTXVN
Tính đến 7h ngày 7/4 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có 1.344.859 người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 74.635 ca tử vong, và 278.330 bệnh nhân đã bình phục.
Chỉ trong vòng 24h, trên 1.000 người tại Mỹ đã thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 và trên 20.100 ca nhiễm mới. Nước Mỹ sắp đi vào "tâm bão” COVID-19, trong khi nhiều nước châu Âu bắt đầu thấy tia hy vọng cuối đường hầm khi số ca tử vong và nhiễm bệnh đang giảm.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ trao quyền cho chính quyền địa phương chỉ thị cho người dân ở nhà và yêu cầu đóng cửa trường học cũng như những cơ sở khác.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đang khiến cả thế giới phải gồng mình chống đỡ, trong ngày hôm nay, 5/4, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới.
Đối mặt với áp lực từ lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng các bác sĩ, nhân viên y tế tại Cuba vẫn tỏa ra toàn cầu điều trị bệnh nhân COVID-19.
Chỉ trong vòng 24h tính tới 6h sáng 4/4 (theo giờ Việt Nam), virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã cướp đi thêm gần 6.000 sinh mạng và lây nhiễm cho thêm 86.000 người trên khắp thế giới.