Singapore ghi nhận thêm 447 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên trên 17.400 ca
Chủ nhật, 3/5/2020 | 3:27:33 Chiều
Ngày 2/5, Bộ Y tế Singapore đã ghi nhận thêm 447 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 17.485 ca.
Trong số các ca nhiễm mới có 6 ca trong cộng đồng và 441 người sống trong các nhà tập thể ở khu lao động nước ngoài. Khoảng 93% các ca này có liên quan đến các ổ dịch hiện nay, trong khi số còn lại là những trường hợp đang chờ được truy dấu.
Số ca nhiễm mới trong cộng đồng tại Singapore đã giảm, từ mức trung bình 23 ca/ngày xuống còn 12 ca/ngày trong tuần qua. Cũng trong ngày 2/5, đã có 79 bệnh nhân được xuất viện hay kết thúc thời gian cách ly cộng đồng. Tổng cộng có 1.347 bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.
Tại Thái Lan, Bộ Nội vụ nước này đã kêu gọi chính quyền các tỉnh trên toàn quốc cho phép những người đang ở Phuket trở về quê hương và không cần áp dụng biện pháp cách ly, do họ đã được kiểm tra và tiến hành cách ly tại hòn đảo nghỉ dưỡng này trong 30 ngày qua.
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi nhà chức trách tỉnh Krabi đã cấm một số người từ Phuket về hoặc đi qua tỉnh này do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Nakhon Ratchasima đã yêu cầu những người về từ Phuket phải tự cách ở nhà trong 14 ngày và được các nhân viên y tế tình nguyện đo thân nhiệt hằng ngày.
Ước tính hơn 15.000 người, chủ yếu là làm việc trong khách sạn, nhà hàng, quán bar tại Phuket đã thông báo chính quyền các tỉnh về kế hoạch về nhà, bắt đầu từ ngày 1/5 vừa qua. Phuket nằm trong số các khu vực có nguy cơ cao của Thái Lan. Hiện chính quyền địa phương đã cho phép người dân trở về các tỉnh với điều kiện họ sẽ không quay lại đây làm việc cho đến khi tình hình bình thường trở lại.
Tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh thông báo vẫn đóng cửa một số địa điểm công cộng như các khu giải trí, phòng tập, các điểm du lịch trong nhà để ngăn ngừa dịch lây lan. Các tour du lịch liên tỉnh, trong và ngoài nước tiếp tục bị đình chỉ.
Ngày 30/4 vừa qua, Bắc Kinh đã hạ mức ứng phó khẩn cấp từ cấp độ cao nhất sang mức cao thứ hai do tình hình dịch bệnh đã cải thiện.
"Làn sóng lây nhiễm thứ hai" dịch COVID-19 là cảnh báo được nhắc tới nhiều vào thời điểm hiện nay khi các quốc gia đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa - vốn được áp đặt nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Theo Roi-tơ, ngày 27-4, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm bác bỏ những cáo buộc của đối thủ G.Bai-đơn rằng ông sẽ tìm cách trì hoãn cuộc bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 11 tới do nước Mỹ đang trong vòng xoáy của dịch Covid-19. Phát biểu với báo giới tại Nhà trắng, Tổng thống Đ.Trăm khẳng định: "Tôi thậm chí không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi ngày bầu cử… Tôi mong chờ cuộc bầu cử. Đây (cáo buộc nêu trên) là một sự tuyên truyền bịa đặt”. Dự kiến, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3-11 tới.
Chính phủ Pháp đã quyết định duy trì thời hạn dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào ngày 11-5, khi đó người dân có thể di chuyển tới các vùng khác nhau trên đất Pháp. Tuy nhiên, giai đoạn tới sẽ là "đợt thử thách thứ hai" đối với nước Pháp với hai mục tiêu quan trọng nhất là khống chế hẳn bệnh dịch và khôi phục hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
Theo trang thống kê toàn cầu worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng 28/4 (theo giờ VN), trên thế giới có tổng cộng 3.058.552 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 211.177 ca tử vong. Số trường hợp phục hồi là 919.727 người.
Tối 26-4, Bộ Y tế Pháp cho biết, có thêm 242 người tử vong sau một ngày, mức thấp nhất trong năm tuần qua. Tây Ban Nha và Italy cũng ghi nhận số ca tử vong thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 3 với 288 và 260 trường hợp ở mỗi nước.
Trong 24 giờ qua, thế giới đã ghi nhận 71.669 trường hợp nhiễm COVID-19 và 3.658 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 toàn cầu gần chạm ngưỡng 3.000.000 người. Đại dịch nhìn chung đang có xu thế giảm ở nhiều nước, song "tâm dịch Mỹ” diễn biến vẫn rất căng thẳng.