Theo hãng tin AFP, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) ngày 28/4 đã tiết lộ các chi tiết kỹ thuật mới của một nghiên cứu khoa học của bộ này về cách thức tia cực tím tiêu diệt virus SARS-CoV-2.
Vaccine phòng virus
SARS-CoV-2 được bào chế tại phòng thí nghiệm ở Rockville, bang Maryland, Mỹ.
Đây là một nghiên cứu được kỳ vọng nhiều trong bối cảnh đại
dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus này gây ra đã cướp đi sinh mạng
của trên 200.000 người trên thế giới.
Tuần trước, nghiên cứu trên đã được công bố vắn tắt tại Nhà
Trắng. Theo đó, ông William Bryan, một quan chức DHS cho biết số lượng virus
SARS-CoV-2 trên bề mặt không xốp đã giảm một nửa chỉ trong 2 phút khi có
ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và nhiệt độ từ 21 - 24 độ C và độ ẩm 80%.
Lượng virus lơ lửng trong không khí đã giảm một nửa chỉ trong 1 phút rưỡi ở
nhiệt độ trong phòng và độ ẩm 20%.
Một số nhà khoa học đã khuyến cáo cần phải thận trọng cho
đến khi một báo cáo toàn diện hơn về nghiên cứu này được công bố.
Theo ông David Brenner, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phóng
xạ thuộc Trung tâm Y Khoa của Đại học Columbia, các kết quả nhìn bằng mắt thường
nói trên đã gây ngạc nhiên cho các chuyên gia vì hầu hết các tia cực tím UV
trong ánh sáng mặt trời tự nhiên lâu nay được biết đến là nguyên nhân khiến da
người sạm đen và lão hóa, nhưng nói chung chưa được chứng minh có hại đối với
virus.
Trong khi đó, ông Lloyd Hough, một nhà khoa học thuộc DHS
giám sát thí nghiệm sử dụng tia UV tiêu diệt virus SARS-CoV-2 cho biết phổ ánh
sáng sử dụng trong thí nghiệm được tạo dựng gần giống ánh sáng mặt trời tự
nhiên vào thời điểm buổi trưa trên biển ở vị trí vĩ độ 40 độ Bắc, giữa
Đại Tây Dương, trong ngày đầu tiên của mùa hè.
Một người phát ngôn của DHS cho biết thí nghiệm đã được tiến
hành tại Trung tâm phân tích và đo lường sinh học ở Marylandtừ mẫu nước
bọt bệnh phẩm trên bề mặt thép không gỉ. Dự kiến nghiên cứu sẽ sớm được tiến
hành đánh giá khoa học nghiêm ngặt và công bố trên các tạp chí khoa học.
Theo Baotintuc
Do ảnh hưởng của các biện pháp cách ly xã hội vì dịch bệnh COVID-19, nhiều cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm nay đã phải hủy bỏ hoặc giới hạn số người tham gia, trong khi nhiều sự kiện chuyển sang hình thức trực tuyến.
Số liệu cập nhật của Worldometers đến 7 giờ, sáng 30-4 (giờ Việt Nam), cho thấy, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã lên tới 3.216.808 ca mắc và 227.906 ca tử vong. Sau một ngày, thế giới ghi nhận thêm 80.634 ca mắc và 10.113 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 75.985 ca mắc và 6.558 ca tử vong.
"Làn sóng lây nhiễm thứ hai" dịch COVID-19 là cảnh báo được nhắc tới nhiều vào thời điểm hiện nay khi các quốc gia đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa - vốn được áp đặt nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Theo Roi-tơ, ngày 27-4, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm bác bỏ những cáo buộc của đối thủ G.Bai-đơn rằng ông sẽ tìm cách trì hoãn cuộc bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 11 tới do nước Mỹ đang trong vòng xoáy của dịch Covid-19. Phát biểu với báo giới tại Nhà trắng, Tổng thống Đ.Trăm khẳng định: "Tôi thậm chí không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi ngày bầu cử… Tôi mong chờ cuộc bầu cử. Đây (cáo buộc nêu trên) là một sự tuyên truyền bịa đặt”. Dự kiến, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3-11 tới.
Chính phủ Pháp đã quyết định duy trì thời hạn dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào ngày 11-5, khi đó người dân có thể di chuyển tới các vùng khác nhau trên đất Pháp. Tuy nhiên, giai đoạn tới sẽ là "đợt thử thách thứ hai" đối với nước Pháp với hai mục tiêu quan trọng nhất là khống chế hẳn bệnh dịch và khôi phục hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
Theo trang thống kê toàn cầu worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng 28/4 (theo giờ VN), trên thế giới có tổng cộng 3.058.552 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 211.177 ca tử vong. Số trường hợp phục hồi là 919.727 người.