Chính phủ Anh đang chịu áp lực phải vạch ra kế hoạch để dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong bối cảnh nước này đã chứng kiến gần 32.000 người chết do mắc COVID-19 - cao nhất châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mỹ).


Các cửa hàng ở Oxford, London (Anh) ngừng hoạt động trong bối cảnh lệnh phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 1/5/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 10/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo, lệnh phong tỏa tại nước này do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ được kéo dài đến ít nhất là ngày 1/6 tới, trong bối cảnh ông công bố các kế hoạch dỡ bỏ một cách thận trọng các hạn chế đi lại vốn được áp dụng cách đây 7 tuần.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Johnson nói: "Tuần này không phải là lúc dễ dàng để chấm dứt phong tỏa," tuy nhiên ông nói thêm rằng một số trường tiểu học có thể đón học sinh và một số cửa hàng có thể mở cửa trở lại từ ngày 1/6.

Ngoài ra, Thủ tướng Johnson cho hay một số địa điểm công cộng có thể mở cửa lại từ ngày 1/7, song cảnh báo các hành khách đáp máy bay tới Anh sẽ phải thực hiện các biện pháp cách ly.

Chính phủ Anh đang chịu áp lực phải vạch ra kế hoạch để dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong bối cảnh nước này đã chứng kiến gần 32.000 người chết do mắc COVID-19 - mức cao nhất châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mỹ).

Bất chấp bối cảnh Anh đang vượt qua đỉnh dịch song Thủ tướng Johnson cho rằng sẽ là "dại dột" khi uổng phí những hy sinh mà người dân đã bỏ ra kể từ khi áp đặt lệnh phong tỏa.

Những chi tiết khác của cái mà ông Johnson gọi là "một kế hoạch có điều kiện" sẽ được nêu ra tại Quốc hội Anh trong ngày 11/5.

Cùng ngày, Điện Elysee thông báo Thủ tướng Anh Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhất trí rằng hiện không có biện pháp cách ly nào đối với hành khách từ Pháp đến Anh.

Trước đó cùng ngày, ông Johnson nói rằng Anh sẽ sớm cách ly những hành khách từ nước ngoài tới nước này bằng đường hàng không do đại dịch COVID-19.

Một số thông tin cho rằng London dự định cách ly bắt buộc 14 ngày đối với mọi hành khách tới từ bên ngoài Quần đảo Anh.

Theo Điện Elysee, trong cuộc điện đàm song phương, hai nhà lãnh đạo đã cam kết phối hợp để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm xuyên biên giới, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đã bắt đầu giảm.

Điện Elysee nêu rõ: "Không có biện pháp cách ly nào sẽ được áp dụng đối với hành khách từ Pháp (tới Anh) trong giai đoạn này, cho dù bên này hay bên kia đưa ra bất kỳ biện pháp nào đều phải theo một cách 'có đi có lại' và có sự phối hợp."

Điện Elysee cho hay một nhóm công tác sẽ được thành lập "để đảm bảo sự hợp tác này trong những tuần tiếp theo."

Bình thường, mỗi ngày có hàng nghìn người qua lại giữa Anh và Pháp, trong đó nhiều người sử dụng tàu hỏa Eurostar, phương tiện đưa hành khách đi lại giữa hai nước thông qua Eo biển Manche chỉ mất hơn 2 giờ đồng hồ./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Kết cục xấu của trò chơi "đổ lỗi" giữa Mỹ và Trung Quốc

Yêu cầu điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19 chỉ cần thiết nếu như các bên rút ra được những bài học quan trọng.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/5: Thế giới có trên 3,8 triệu ca bệnh; trên 264.000 người tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua đã khiến 84.734 người mắc bệnh và 5.870 người chết trên toàn thế giới. Trong đó, tổng số ca mắc mới ở ba nước Mỹ, Nga và Brazil đã là gần 39.000 người.

Diễn biến COVID-19 tại ba ổ dịch "nóng" nhất thế giới

Trong khi một số nước đã qua đỉnh dịch và đang nới lỏng giãn cách xã hội, Mỹ vẫn là ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới, còn Nga và Brazil là hai điểm nóng mới ở châu Âu và Nam Mỹ.

Số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng tại nhiều nước Đông Nam Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Bộ Y tế nước này cho biết tính đến chiều 6/5, nước này ghi nhận thêm 788 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số người nhiễm chủng virus mới này lên 20.198, nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

Tình báo Trung Quốc khuyến cáo cần chuẩn bị cho kịch bản đụng độ vũ trang với Mỹ

Một báo cáo nội bộ của Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh phải đối mặt với làn sóng thù địch gia tăng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát – hãng tin Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 6/5: Thế giới trên 3,7 triệu ca mắc bệnh, Mỹ vẫn quá 2.000 người tử vong mỗi ngày

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 79.421 trường hợp nhiễm COVID-19 và 5.655 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu tăng lên trên 3.722.000 người. Nhìn chung, đại dịch đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới, song cũng xuất hiện nguy cơ hình thành một vài ổ dịch mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục