Một báo cáo nội bộ của Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh phải đối mặt với làn sóng thù địch gia tăng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát – hãng tin Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.


Trong báo cáo gửi lên lãnh đạo cấp cao nêu trên, hồi đầu tháng 3, Bộ An ninh Trung Quốc nhận định xu hướng chống Trung Quốc trên toàn cầu lên mức cao nhất kể từ năm 1989. Báo cáo nhìn nhận, Bắc Kinh đang đối diện với làn sóng bài Trung Quốc do Mỹ đứng đầu sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và khuyến nghị cần phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là đụng độ vũ trang giữa hai cường quốc.

Tài liệu do Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), một tổ chức nghiên cứu có liên hệ với Bộ An ninh Trung Quốc (MSS) soạn thảo. CICIR là tổ chức nghiên cứu có ảnh hưởng, chuyên tư vấn cho Chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại và an ninh. Trước đây, CICIR 1980 thuộc MSS - cơ quan tình báo chủ chốt của Trung Quốc.

Báo cáo cũng cho rằng xu hướng chống Trung Quốc khởi nguồn từ đại dịch COVID-19 có thể gây trở ngại cho các dự án đầu tư hạ tầng trong sáng kiến "Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc. Từ đây, Washington có thể tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho các đồng minh khu vực, khiến tình hình an ninh ở châu Á bất ổn hơn. Báo cáo kết luận Mỹ xem sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa về kinh tế và an ninh quốc gia, là một thách thức với các nền dân chủ phương Tây.

Hiện chưa thể đánh giá báo cáo phản ảnh quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốcở tầm mức nào, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến chính sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc trình đệ trình tài liệu này cho thấy Bắc Kinh lo ngại trước xu hướng phản kháng tiêu cực toàn cầu, điều có thể đe dọa tới chiến lược đầu tư nước ngoài và vị thế an ninh của Trung Quốc.

Hãng tin Reuters không nắm trong tay báo cáo này, nhưng được nguồn tin có tiếp xúc trực tiếp với tài liệu trao đổi lại. Trả lời câu hỏi của Reuters về báo cáo trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết "không nắm được thông tin trên”. CICIR không phản hồi trước câu hỏi mà Reuters nêu ra.

Trước đề nghị của Reuters, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus khẳng định Trung Quốc có "trách nhiệm đặc biệt" trong việc thông báo cho người dân và thế giới biết tính chất nghiêm trọng của dịch COVID-19 vì Trung Quốc là những người đầu tiên nắm được tình hình. Bà Ortagus chỉ trích Bắc Kinh chỉ tìm cách buộc các nhà khoa học, nhà báo và công dân im lặng; đưa thông tin sai lệch, làm trầm trọng thêm những nguy cơ của cuộc khủng hoảng y tế này.

Quan hệ Mỹ-Trung hiện được cho là rơi xuống ngưỡng tệ nhất trong nhiều thập kỉ, với sự nghi kị ngày một sâu sắc, cùng với đó là nhiều điểm rạn nứt từ việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc thực thi thương mại không bằng, cưỡng bức chuyển giao công nghệ cho tới những bất hoà liên quan tới tình hình ở Đặc khu hành chính Hong Kong và vấn đề Biển Đông.

Theo nguồn tin giấu tên, đối diện với chiến dịch tái tranh cử khó khăn hơn cùng với dịch COVID-19 làm hàng chục nghìn người Mỹ thiệt mạng, hủy hoại kinh tế Mỹ, Tổng thống Trump trong những ngày gần đây gia tăng chỉ trích Bắc Kinh và đe dọa áp thuế mới nhằm vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Cùng lúc, chính quyền Mỹ cũng đang xem xét biện pháp trả đũa Trung Quốc vì để bùng phát đại dịch.

Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn COVID-19 lây lan trong nước và đang tìm cách khẳng định vai trò dẫn đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch. Nổi bật là việc Bắc Kinh đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ, bán vật tư y tế và chia sẻ kinh nghiệm chống dịch cho Mỹ và nhiều nước khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện cũng phải đối mặt với sự phản kháng ngày càng tăng từ những người chỉ trích và ngày càng có thêm những tiếng nói cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch COVID-19. Tổng thống Trump đã cắt đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì cho rằng tổ chức này quá "thiên vị Trung Quốc". Chính phủ Australia kêu gọi điều tra về nguồn gốc và sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tháng trước, Pháp đã triệu đại sứ Trung Quốc tới để phản đối một bài đăng trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc chỉ trích cách thứcphương Tây xử lý đại dịch COVID-19.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 4/5: Thế giới trên 3.561.000 ca bệnh, đại dịch "hạ nhiệt" tại nhiều nước

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 80.516 trường hợp nhiễm COVID-19 và 3.421 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu tăng lên trên 3.561.000 người. Nhìn chung, đại dịch đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới và nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Singapore ghi nhận thêm 447 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên trên 17.400 ca

Ngày 2/5, Bộ Y tế Singapore đã ghi nhận thêm 447 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 17.485 ca.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 3/5: Thế giới ghi nhận 73.981 ca mắc và 4.657 ca tử vong trong 24 giờ qua

Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 3/5, thế giới có 3.472.075 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 244.105 người tử vong. Trừ hai điểm nóng Mỹ và Nga, dịch bệnh có xu hướng bớt nghiêm trọng tại nhiều nước.

Mỹ ghi nhận thêm gần 1.883 ca tử vong trong 24 giờ qua

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ khi trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.883 ca tử vong, tăng 3% so với trước đó một ngày.

Dịch COVID-19 tác động tới nhiều cuộc tuần hành ngày Quốc tế Lao động 1/5

Do ảnh hưởng của các biện pháp cách ly xã hội vì dịch bệnh COVID-19, nhiều cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm nay đã phải hủy bỏ hoặc giới hạn số người tham gia, trong khi nhiều sự kiện chuyển sang hình thức trực tuyến.

Số ca mắc mới Covid-19 trên thế giới vẫn cao, hơn 80 nghìn ca một ngày

Số liệu cập nhật của Worldometers đến 7 giờ, sáng 30-4 (giờ Việt Nam), cho thấy, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã lên tới 3.216.808 ca mắc và 227.906 ca tử vong. Sau một ngày, thế giới ghi nhận thêm 80.634 ca mắc và 10.113 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 75.985 ca mắc và 6.558 ca tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục