Ngày 17/2, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã đạt một thỏa thuận mua thêm 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna (Mỹ) trong năm nay, tăng gần gấp đôi số liều vaccine mà EC đăng ký mua từ công ty công nghệ sinh học này của Mỹ cho năm 2021.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Mỹ Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thỏa thuận, EU còn có thể lựa chọn mua thêm 150 triệu liều vaccine nữa của hãng Moderna cho năm 2022.
EU đã đặt mua 160 triệu liều vaccine của hãng Moderna cho năm nay. Các đợt giao hàng đã bắt đầu hồi tháng 1, với mục tiêu cung cấp 10 triệu liều vào cuối tháng 3 tới, mặc dù một số chuyến giao vaccine đã bị trì hoãn.
EC cho biết với thỏa thuận mới này, EU đã mua đủ 2,6 tỉ liều vaccine của 6 hãng sản xuất vaccine trong khi dân số của EU là 450 triệu người.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết thỏa thuận này giúp EU tiến gần tới mục tiêu chính là đảm bảo rằng toàn bộ người dân trong khối được tiếp cận càng sớm càng tốt với vaccine phòng COVID-19 an toàn và hiệu quả.
Cũng trong ngày 17/2, Ấn Độ tuyên bố sẽ cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả nhân viên thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tức là gần 95.000 binh sĩ thuộc 12 phái bộ trên thế giới.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về đại dịch COVID-19 và các khu vực xung đột, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói: "Chúng tôi xin dành tặng món quà gồm 200.000 liều vaccine tới cho các binh sĩ gìn giữ hòa bình LHQ đang công tác trong những hoàn cảnh khó khăn".
Hồi đầu tháng 2, giới chức Ấn Độ cho biết nước này đang nghiên cứu phát triển thêm 7 loại vaccine ngừa COVID-19, bên cạnh vaccine Covishield của AstraZeneca (Anh) và Covaxin của nước này. Trong số 7 vaccine nói trên có 3 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm và 2 loại đang trong giai đoạn tiền lâm sàng.
Theo TTXVN
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 286.495 trường hợp mắc COVID-19 và 7.481 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên xấp xỉ 107 triệu ca bệnh.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chức y tế Đức ngày 7/2 thông báo một ổ dịch đã bùng phát tại một viện dưỡng lão và hưu trí ở thị trấn Belm thuộc huyện Osnabrück, bang Niedersachsen khi phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh trong mẫu xét nghiệm của 14 người ở cơ sở này.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, hơn 100 triệu người trên thế giới đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Thống kê cho biết, I-xra-en là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao nhất thế giới. Cơ quan nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) dự báo, các nước như Anh, Mỹ, I-xra-en, các thành viên Liên hiệp châu Âu (EU)... sẽ đạt được mức độ bao phủ vắc-xin trên diện rộng vào cuối năm 2021.
Theo Roi-tơ và TTXVN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong khuôn khổ Cơ chế tiếp cận vắc-xin toàn cầu COVAX do WHO thúc đẩy, khoảng 190 nước đã được tiếp nhận vắc-xin ngừa Covid-19. WHO vẫn đang chờ để có thể tính toán chính xác số lượng vắc-xin ngừa Covid-19 mà tổ chức này tiếp nhận từ các nhà sản xuất. Trong khi đó, Tổng thống Nam Phi X.Ra-ma-phô-xa cho biết, đến tháng 3, nước này sẽ nhận được hai triệu liều vắc-xin từ COVAX.
Nhằm ngăn chặn làn sóng của các biến thể của virus SARS-CoV-2, nhiều quốc gia đã siết chặt khu vực biên giới, trong khi Mỹ yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi sử dụng hầu hết phương tiện giao thông công cộng.
Báo Kommersant (Thương gia), một trong những tờ báo in uy tín nhất ở Nga mới đây đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Đại hội XIII xác định tương lai của Việt Nam” đăng trên cả báo in và trên trang điện tử Kommersant.ru.