Moskva và Bắc Kinh đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: không chấp nhận để Washington khuyên nhủ phải làm gì và phải hành xử ra sao.


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và đồng cấp người Nga Sergei Lavrov tại cuộc gặp ở Quế Lâm, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây hôm 23/3. Ảnh: THX/TTXVN

Mười ngày trở lại đây là quãng thời gian bước ngoặt trong quan hệ giữa Nga với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ. Trong hai thời khắc kịch tính xuất hiện trên sóng truyền hình, Tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng cấp người Nga Vladimir Putin đã có những tuyên bố thay đổi tính chất mối quan hệ giữa hai nước, mà có lẽ là theo cách không hàn gắn được. 

Đa phần giới quan sát phương Tây tập trung vào việc ông chủ điện Kremlin có nói một câu có hàm ý mỉa mai – chúc đồng nghiệp Mỹ "sức khỏe tốt”. Đương nhiên, "lời chúc” này xuất hiện sau khi ông Biden gọi ông Putin là "kẻ giết người”.

Nhưng còn một thông điệp hoàn chỉnh, sâu sâu sắc hơn mà ông Putin muốn gửi tới ông chủ Nhà Trắng: Mỹ cần phải hiểu nhà lãnh đạo Nga là người như thế nào; Nga không ngần ngại tuyên bố rằng Mỹ không thể đánh giá Nga bằng chính những tiêu chí mặc định của Mỹ; đừng cố tìm cách khuyên bảo Nga phải làm gì. 

Nguồn cơn vụ "kiểm định sức mạnh” bắt đầu khi ông Biden trong bài trả lời phỏng vấn trên kênh ABC News hôm 17/3 đã nói "đúng thế” khi người dẫn chương trình đặt câu hỏi liệu ông Putin có phải là một "kẻ giết người” hay không. Đáp lại, ông Putin trong đoạn video được phát trên kênh VGTRK một ngày sau đã có màn đáp trả đồng cấp Mỹ bằng bài phát biểu kéo dài trong 5 phút. 

Ông chủ điện Kremlin cho rằng, một quốc gia không nên đánh giá về nước khác bằng tiêu chí của chính mình, bởi đó là cách làm suy diễn. Nhưng đó mới chỉ là cách ông Putin "rào đón” để đưa ra thông điệp quan trọng nhất: Giới lãnh đạo Mỹ có vai trò quyết định quan hệ với Nga, nhưng phải là theo những điều kiện của Nga và phù hợp với lợi ích của Moskva.

Đó có thể xem là điểm mới với Tổng thống Putin, khi mà trong nhiều năm qua ông chủ điện Kremlin luôn tỏ ra lịch thiệp, nói rằng phương Tây cần đối xử với Nga theo nền thảng thông lệ ngoại giao đúng đắn, cùng tôn trọng chủ quyền của nhau nếu muốn giảm căng thẳng.

Nga hành động, Trung Quốc cũng không ngồi yên. Lối đáp trả cứng rắn, đanh thép của ông Putin trước ông Joe Biden một lần nữa lại được gợi lại trong phát biểu của quan chức cấp cao Trung Quốc trước Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken. 

Tại cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung (18-19/3) ở Alaska, ông Blinken mở đầu buổi đối thoại bằng đòn tấn công, chỉ trích Trung Quốc trong một loạt hành xử ở trong nước và quốc tế liên quan đến tình hình Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong hay Biển Đông, cho rằng việc làm này của Bắc Kinh đe dọa trật tự ổn định toàn cầu dựa trên nền tảng luật pháp. 

Đáp lời, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì không ngại thẳng thắn chỉ trích Mỹ. Theo ông, Mỹ không đủ tư cách để nói rằng Washington muốn "nói chuyện” với Bắc Kinh trên ưu thế của kẻ mạnh; Mỹ cũng không có quyền rao giảng về ưu việt của nền dân chủ Mỹ khi chính Washington còn phải đối mặt với bất mãn và những vấn đề nhân quyền ngay ở trong nước. 

Tuyên bố, phản ứng mạnh mẽ của ông Putin sau đó còn được củng cố thêm bằng hai động thái ngoại giao khác: Moskva triệu đại sứ tại Mỹ về nước, đồng thời cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov thăm Trung Quốc, có cuộc hội đàm với đồng cấp người Trung Quốc Vương Nghị. Tại thành phố Quế Lâm, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, hai ngoại trưởng đồng ý Moskva và Bắc Kinh sẽ hợp sức, đồng thuận chống lại đòn cấm vận, trừng phạt từ phương Tây, thúc đẩy quan hệ song phương về giảm phụ thuộc vào đồng USD trong giao thương quốc tế. 


Ông Dương Khiết Trì không ngại đáp trả cứng rắn trước cáo buộc, chỉ trích đến từ Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinke tại cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung ở Alaska. Ảnh: AFP/TTXVN

Điều này trên thực tế có nghĩa là gì? Cả Nga và Mỹ đều đang phát đi tín hiệu khẳng định chỉ xem xét can dự, đạt thỏa thuận với phương Tây ở những vấn đề và tại các thời điểm mà Bắc Kinh và Moskva thấy phù hợp. Cấm vận, trừng phạt không còn làm Nga, Trung Quốc lo sợ. Nga và Trung Quốc cũng đang cho thấy họ không ngại ngần tiến đến quan hệ bền chặt hơn, sẵn sàng hợp tác trong những lĩnh vực có chung lợi ích, phát triển một hệ thống thanh toán thay thế cho hệ thống do phương Tây chi phối. 

Các nước đang theo dõi sát diễn biến biến mới này gắn với xu thế về một trật tự quốc tế thay thế về thanh toán thương mại do Moskva và Bắc Kinh lãnh đạo. Họ cũng có thể nhận thấy rằng đã có những tín hiệu cho thấy suy giảm sức mạnh kinh tế, chính trị từ Mỹ. Cán cân sức mạnh toàn cầu đang dịch chuyển. Với nhiều nước, đồng tiền thông minh giờ đây có thể là đồng tiền đặt vào Nga, Trung Quốc. 


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục