Ngoại trưởng các nước NATO đã thảo luận về cách liên minh này có thể tiếp tục thích ứng với một môi trường an ninh đang thay đổi nhanh chóng.


Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: dpa)

Phóng viên TTXVN tại châu Âu đưa tin, ngày 23/3, trong ngày làm việc đầu tiên của hội nghị ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra tại Brussels (Bỉ), các nhà ngoại giao hàng đầu của các nước thành viên liên minh quân sự đã trao đổi quan điểm về chương trình nghị sự 2030 (NATO 2030), tình hình Afghanistan và an ninh trên toàn khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Tuyên bố chung của ngoại trưởng các nước NATO cũng tái khẳng định vai trò trung tâm của tổ chức quân sự này trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Bắc Mỹ.

Thông báo của NATO dẫn lời Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biết, các ngoại trưởng đã có một cuộc thảo luận rất tích cực về sáng kiến NATO 2030, đặc biệt là cách liên minh có thể tiếp tục thích ứng với một môi trường an ninh đang thay đổi nhanh chóng, với các mối đe dọa gia tăng và cạnh tranh mang tính hệ thống, những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực toàn cầu và những thách thức ngày càng tăng đối với các quy tắc trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Tổng thư ký NATO Stoltenberg khẳng định: "Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vẫn là nền tảng của phòng thủ tập thể, là trung tâm của sự gắn kết chính trị và là trụ cột thiết yếu cho trật tự dựa trên luật lệ.”

Về Afghanistan, các ngoại trưởng của 30 nước thành viên NATO nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tất cả các nỗ lực nhằm phục hồi tiến trình hòa bình, bởi vì một giải pháp được đưa ra thông qua đàm phán là cách duy nhất để đạt được nền hòa bình bền vững, ngăn Afghanistan trở thành cơ sở cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Ngoại trưởng các nước NATO cũng trao đổi về tình hình Trung Đông và Bắc Phi, trong đó có các nhiệm vụ của NATO ở Iraq.

Các ngoại trưởng đã lưu ý tầm quan trọng của việc củng cố quan hệ đối tác của liên minh này trong khu vực.

Theo Tổng thư ký Stoltenberg, để xây dựng sự ổn định tốt hơn, NATO cũng nên củng cố quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Thế giới ghi nhận 123,5 triệu ca mắc, 2,7 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h15 ngày 21/3 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 123.554.419 ca mắc COVID-19 và 2.723.767 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 99.534.372 người.

73 cơ quan, đơn vị đăng ký ủng hộ Quỹ 'Vì biển, đảo Việt Nam' hơn 12 tỷ đồng

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức phát động đợt 1 ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2021. Tại lễ phát động đã có 73 cơ quan, đơn vị đăng ký ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam” với số tiền hơn 12 tỷ đồng.

COVID-19 đẩy Slovakia đến bờ vực khủng hoảng y tế

Kể từ giữa tháng 2, Slovakia đã đứng đầu thế giới về tỷ lệ người chết vì COVID-19 cao nhất trên cơ sở bình quân đầu người hàng tuần.

AstraZeneca đồng ý sản xuất vaccine tại nhà máy của Thái Lan

Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) đã bày tỏ hài lòng về các tiêu chuẩn an toàn tại nhà máy sản xuất vaccine của Thái Lan và sẽ gửi đến đây lô nguyên liệu đầu tiên vào tháng 6 tới để sản xuất vaccine.

Mỹ không quá kỳ vọng vào cuộc gặp cấp cao với Trung Quốc ở Alaska

Cuộc gặp cấp cao giữa quan chức ngoại giao Mỹ và Trung Quốc trong tuần này ở Alaska chủ yếu nhằm mục đích tăng cường hiểu biết quan điểm của nhau, ít có kỳ vọng về cam kết mạnh mẽ từ Bắc Kinh, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 17/3 dẫn lời quan chức Mỹ cho biết.

Nước Pháp bước vào làn sóng thứ ba của dịch Covid-19

Ngày 16-3, Thủ tướng Pháp Jean castex cho biết, làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 đã ập đến do sự lây lan rất nhanh của các biến thể mới. Như vậy sau đúng một năm, hoạt động kinh tế-xã hội và văn hóa của Pháp tiếp tục bị đình trệ nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục