Trong quý I/2021, kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu khởi sắc trước kỳ vọng về hiệu quả của việc tăng cường triển khai các hoạt động về vaccine cũng như các chính sách hỗ trợ kinh tế của các quốc gia.
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp toàn cầu 2 tháng đầu năm đều trên 50 điểm (52,3 vào tháng 1 và 53,2 vào tháng 2), cho thấy sự mở rộng sản xuất kinh tế thế giới với sự dẫn đầu của các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia,...
Nền kinh tế Mỹ được phục hồi đáng kể sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD ngày 6/3 vừa qua. Kinh tế các nước châu Á tăng trưởng trở lại. Trong khi đó, khu vực châu Âu hồi phục cầm chừng do đang phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa; các chương trình tiêm chủng đang chậm lại do các chính phủ lo ngại về tác dụng phụ của vaccine đang được phân phối rộng rãi tại châu Âu.
Tuy nhiên, xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới năm 2021 vẫn chưa rõ nét khi vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn từ các vấn đề địa chính trị, xung đột thương mại và diễn biến khó lường từ dịch COVID-19. WB đưa ra mức dự báo thấp hơn với tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 là 4% với những lo ngại về tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp. Ngược lại, OECD đã nâng mức dự báo từ 4,2% (vào tháng, 12/2020) lên 5,6% (vào tháng 3/2021). Báo cáo tháng 1 của IMF cũng đưa ra dự báo về kinh tế thế giới đạt 5,5% vào năm 2021 (tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo vào tháng 10 trước đó).
Diễn biến một số nền kinh tế chủ yếu
Kinh tế Mỹ được phục hồi đáng kể sau khi Thượrng viện Mỹ thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD ngày 6/3. Chỉ số PMI trong tháng 2/2021 của Mỹ đã tăng lên 60,8 điểm, tăng thêm 2,1 điểm so với tháng 1/2021 và là điểm số cao nhất kể từ khi chịu ảnh hưởng tiêu cực do COVID-19 gây ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ cũng đã tăng từ 106,2 tháng 12/2020 lên 107,2 trong tháng 1/2021.
Tổ chức CB1 dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ là 3% trong quý quý I (so với cùng kỳ) và 5,5% trong năm 2021 (mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều mức bình quân của Mỹ là 2,3%/năm giai đoạn 2011-2019). Goldman Sachs đưa ra dự báo tăng trưởng của Mỹ năm 2021 sẽ đạt 6,8% (cao hơn dự báo trước đó là 6,6%) IMF đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ dự kiến đạt 5,1% (tháng 1/2020, tăng từ mức 3,1% dự báo trước đó).
Về kinh tế Nhật Bản, chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất tăng lên 47,6 điểm vào tháng 2, tăng nhẹ so với con số cuối cùng của tháng 1 là 47,1 điểm. PMI dịch vụ giảm xuống 45,8 điểm trong tháng 2 từ 46,1 điểm. PMI sản xuất đã tăng lên 50,6 điểm trong tháng 2 từ mức 49,8 điểm của thảng 1. Chỉ số PMI trên 50 cho thấy đã có gia tăng sản lượng, đơn hàng trong lĩnh vực sản xuất được cải thiện.
Về kinh tế Hàn Quốc, chỉ số PMI của ngành sản xuất (IHS Markit) đã tăng lên 55,3 trong tháng 2 từ mức 53,2 trong tháng 1.
Kinh tế Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu trên đà phục hồi. Sản lượng công nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 tăng 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán lẻ 2 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020. Các chỉ số PMI và giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc 2 tháng đầu năm giảm do kỳ nghỉ Tết (chỉ số PMI ngành sản xuất giảm từ 51,5 điểm trong tháng 1 xuống còn 50,9 điểm trong tháng 2). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm từ 462,6 tỷ USD trong tháng 1 xuống 371,8 tỷ USD trong tháng 2. Nhưng nhìn chung, xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2021 của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn so với dự báo với mức tăng lần lượt là 60,6% và 22,2% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí cao hơn so với năm 2019 (tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2019 lần lượt là -20,7 và -5,2).
Các nước trong khối ASEAN có dấu hiệu phục hồi kinh tế, trong đó, Singapore là nước có mức cải thiện mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ với chỉ số PMI đạt 55,2. Theo sau là Philipines, chỉ số PMI là 52,5. Duy nhất tại khu vực ASEAN, chỉ số này tại Myanmar giảm xuống mức 27,7 điểm, là mức thấp kỷ lục khi tình trạng bất ổn chính trị khiến các nhà máy phải đóng cửa.
Theo báo Chính Phủ
Ngày 29/3, công ty dầu khí nhà nước Pertamina (Indonesia) thông báo một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại nhà máy lọc dầu Balongan của công ty tại tỉnh Tây Java khiến 5 người bị thương và khoảng 950 người phải sơ tán. Hiện công ty đang nỗ lực dập tắt đám cháy.
Đến sáng 26/3, thế giới có trên 125,8 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 2,7 triệu người đã tử vong vì đại dịch này.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, giới chức y tế Ba Lan xác nhận số ca mắc theo ngày cao kỷ lục tại nước này, với gần 30.000 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ. Ba Lan đang đối phó làn sóng bùng phát dịch thứ ba, được cho là do biến thể vi-rút phát hiện đầu tiên ở Anh.
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu diễn ra trong hai ngày 25-26/3 tại thủ đô Brussels của Bỉ bằng hình thức trực tuyến.
Trong tuần từ ngày 14-21/3, gần 3,3 triệu ca nhiễm mới đã được ghi nhận trên toàn cầu, trong đó Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, châu Âu và Đông Địa Trung Hải tăng tương ứng là 49%, 29%, 13% và 8%.
Tại cuộc họp bất thường do Thủ tướng Đức Angela Merkel triệu tập ngày 24/3, các quan chức đã quyết định hủy bỏ kế hoạch phong tỏa, thay vào đó kêu gọi mọi người ở nhà trong dịp Lễ Phục sinh.