Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 12.500 ca tử vong, trong đó riêng Ấn Độ là 4.200 ca, một kỷ lục mới. Toàn cầu cũng đã vượt ngưỡng 160 triệu ca mắc COVID, bao gồm gần 3,33 triệu ca tử vong.
Xe cứu thương chở xác các bệnh nhân tử vong do COVID-19 tới khu vực hỏa táng tại Bangalore, Ấn Độ, ngày 8/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 12/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 160.289.835 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.329.966 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 679.832 và 12.528 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 139.010.045 người, 17.949.824 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 106.329 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (348.529 ca), Brazil (68.675 ca) và Mỹ (29.675); Ấn Độ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 4.200 ca), tiếp theo là Brazil (2.104 ca) và Mỹ (674 ca)
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 33.544.983 triệu người, trong đó có 596.880 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 23.340.456 ca nhiễm, bao gồm 254.225 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 15.282.705 ca bệnh và 425.540 ca tử vong.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Kalutara, Sri Lanka, ngày 8/5/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong mới cao kỷ lục
Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận 4.200 ca tử vong mới, mức cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này.Trong khi đó, số ca nhiễm mới vẫn ở mức rất cao, với 348.529 trường hợp, chiếm một nửa toàn cầu.
Mặc dù vậy, số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ có xu hướng giảm từ ngày 10/5, với 366.161 ca được ghi nhận, giảm mạnh từ mức hơn 400.000 ca trong 4 ngày liên tiếp trước đó. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, số ca hiện dương tính với SARS-CoV-2 ở nước này là 3,71 triệu người, chiếm 16,53% tổng số ca nhiễm. Trong khi đó, tỷ lệ phục hồi trên toàn quốc là 82,39% và tỷ lệ tử vong là 1,09%.
Anh nới lỏng các biện pháp, người dân tận hưởng "tự do"
Tại châu Âu, người dân Anh sẽ có thể ăn uống ở các địa điểm có không gian rộng trong nhà từ tuần tới. Thông báo trên được đưa ra khi giới chức y tế của Vương quốc Anh nhất trí hạ mức cảnh báo từ mức 4 hiện nay, tức là có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc gia tăng theo cấp số nhân, xuống mức 3, tức là dịch bệnh đang ở mức lây nhiễm thấp hơn.
Theo quy định mới, các quán rượu, quán bar và nhà hàng có thể khởi động lại các dịch vụ trong nhà, mặc dù chỉ hạn chế các nhóm tối đa 6 người và vẫn phải thực hiện cách ly xã hội. Các hoạt động giải trí trong nhà như rạp chiếu phim, viện bảo tàng và khu vui chơi trẻ em có thể mở cửa trở lại, cùng với các phòng hòa nhạc, trung tâm hội nghị và địa điểm thể thao - cũng sẽ hoạt động trở lại nhưng với công suất hạn chế.
Trước đó, Thủ tướng Boris Johnson thông báo quốc gia này lần đầu tiên không ghi nhận ca tử vong nào do dịch COVID-19 sau hơn một năm phải chứng kiến nhiều đợt bùng phát dịch, với số người mắc và tử vong có thời điểm cao nhất châu Âu. Sau khi đánh giá các kết quả khác nhau, trong đó bao gồm cả tỷ lệ nhiễm bệnh và thành công sau nỗ lực tiêm chủng, ông Johnson khẳng định chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện bước mới nhất trong lộ trình gỡ bỏ phong tỏa.
Mỹ: Ca mắc mới trung bình giảm xuống thấp nhất từ tháng 9/2020
Số liệu của trường Đại học Johns Hopkins cho thấy tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ đang có chiều hướng tạm lắng khi số ca mắc mới trung bình mỗi ngày ở nước này đã giảm xuống dưới 41.000 ca vào cuối tuần qua, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020.
Cụ thể, cuối tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 trong trung bình 7 ngày ở Mỹ là khoảng 40.800 ca, giảm 30% so với 2 tuần trước đó và giảm 43% so với giai đoạn đỉnh dịch gần đây nhất hồi giữa tháng 4 vừa qua (71.000 ca/ngày). Con số trên cũng là số ca mắc mới thấp nhất ghi nhận ở Mỹ kể từ ngày 19/9/2020. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 trung bình mỗi ngày trong 7 ngày qua ở Mỹ là 667 ca, thấp hơn nhiều so với các đợt cao điểm dịch bệnh mùa Đông năm ngoái.
Tại thủ đô Washington, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày hiện ở mức thấp nhất trong gần một năm qua. Chính quyền thành phố có kế hoạch trong vòng 2 tuần tới dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với hầu hết các cơ sở kinh doanh và địa điểm công cộng. Theo đó, các bảo tàng, vườn thú, nhà hàng, cửa hiệu, cơ sở tôn giáo... được phép mở cửa trở lại hoàn toàn từ ngày 21/5, trong khi các quán bar, hộp đêm, địa điểm vui chơi giải trí, sân vận động có thể mở lại từ ngày 11/6. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc tại những nơi có không gian kín, ngoại trừ khi ăn uống.
Nhật Bản sẽ tiêm vaccine cho người dưới 16 tuổi
Ngày 11/5, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Katsunobu Kato cho biết nước này đã bắt đầu chuẩn bị tiêm vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) cho nhóm thiếu niên trong độ tuổi từ 12-15, trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những người trẻ tuổi đang gia tăng tại quốc gia Đông Bắc Á này.
Cho đến nay, vaccine do hãng dược Pfizer của Mỹ cùng công ty đối tác Đức BioNTech phát triển, loại duy nhất được ủy quyền sản xuất tại Nhật Bản, chỉ được tiêm cho người trong độ tuổi từ 16 trở lên.
Tính đến 6 giờ sáng 12/5 (theo giờ Việt Nam), Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 645.817 ca mắc COVID-19, trong đó có 10.941 ca tử vong.
Australia: Ca nhiễm trở lại bang đông dân thứ hai
Ngày 11/5, Victoria - bang đông dân thứ hai của Australia - đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên trong hơn 2 tháng qua, buộc các nhà chức trách ráo riết truy vết nguồn lây trong bối cảnh gia tăng mối quan ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Bệnh nhân là một nam giới ở độ tuổi 30, vừa trở về từ Ấn Độ giữa tháng 4 vừa qua và đã hoàn thành 2 tuần cách ly tại khách sạn được chỉ định ở bang Nam Australia. Giới chức bang Victoria cho hay người này đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh vào cuối tuần qua. Trong làn sóng dịch trước đó tại Australia, bang Victoria chiếm phần lớn các ca mắc và ca tử vong và thực thi lệnh phong tỏa kéo dài trong năm ngoái.
Campuchia phong tỏa một khu vực giáp biên giới Việt Nam
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Takeo, giáp biên giới tỉnh An Giang của Việt Nam, đã ban hành Quyết định số 222/SSR cho phép phong tỏa làng Bang Bat, xã Char, huyện Prey Kabas sau khi địa phương này liên tiếp phát hiện người dân nhiễm COVID-19.
Tỉnh trưởng tỉnh Takeo Ouch Phea cho biết lệnh phong tỏa bắt đầu áp dụng ngay từ 8h ngày 11/5 cho đến khi có thông báo mới. Theo báo cáo của chính quyền tỉnh gửi Bộ Nội vụ, tỉnh Takeo đã phát hiện các trường hợp lây nhiễm trên địa bàn các huyện Prey Kabas, Bati, Kirivong và T’ram Kok.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Campuchia có chiều hướng khả quan hơn. Thống kê của Bộ Y tế Campuchia cho thấy số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 giảm trong ngày thứ ba liên tiếp, khi nước này ghi nhận 480 ca trong ngày 11/5. Tổng số ca nhiễm tại Campuchia tới nay là 20.223 người, trong đó 8.170 ca được điều trị bình phục. Báo cáo của Bộ Y tế Campuchia ghi nhận tổng số ca nhiễm mới có chiều hướng giảm nhưng diễn biến dịch tại các địa phương vẫn phức tạp, trong đó lực lượng chức năng phòng chống dịch đã ghi nhận nhiều ca nhiễm.
Malaysia phong toả toàn quốc từ 12/5
Theo Straits Times, Thủ tướng Malaysia, Muhyiddin Yassin cho biết nước này sẽ áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển toàn quốc (MCO) kể từ ngày hôm nay 12/5, cho đến đầu tháng 6 trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 đang tăng lên.
Đây là lần phong toả nghiêm ngặt thứ ba kể từ khi đại dịch bùng phát tại Malaysia, và nhiều khả năng là đợt nghiêm ngặt nhất từ tháng 3 năm ngoái.
Thủ tướng Muhyiddin cho biết các hoạt động kinh tế sẽ tiếp diễn trên toàn quốc, nhưng toàn bộ các hoạt động xã hội, các sự kiện, nhà hàng, di chuyển nội đô và liên bang đều bị cấm. Hoạt động di chuyển giữa các bang, các quận chỉ được phép nếu phục vụ các hoạt động khẩn cấp, y tế, thăm vợ/chồng hoặc đến trung tâm tiêm chủng.
Lào dần kiểm soát được ca mắc mới
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Lào đang dần được kiểm soát khi số ca mắc mới, đặc biệt là tại các thành phố lớn, ngày càng giảm. Nước này ghi nhận 35 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó tâm dịch thủ đô Viêng Chăn có 9 ca, tiếp tục ở mức 1 chữ số. Trong khi đó, tỉnh Champasak, trung tâm kinh tế của Nam Lào, ghi nhận 5 ca và đều là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
Việc các thành phố lớn của Lào không ghi nhận hoặc có số ca mắc mới ngày một giảm cho thấy tình hình dịch đang có xu hướng được kiểm soát. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 1.362 trường hợp, trong đó có 297 người đã được chữa khỏi và chỉ có 1 ca tử vong.
Philippines: Ghi nhận 2 ca mắc biến thể từ Ấn Độ
Ngày 11/5, Bộ Y tế Philippines cho biết đã ghi nhận hai trường đầu tiên mắc biến thể mới có nguồn gốc tại Ấn Độ. Bà Alethea De Guzman, một quan chức của bộ trên, nêu rõ các trường hợp mắc bệnh là hai thủy thủ từng tới Oman vào ngày 10/4 và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất vào ngày 19/4 trước khi nhập cảnh Philippines. Theo bà De Guzman, hai người này chưa từng tới Ấn Độ và hiện sức khỏe của họ đã ổn định. Cả hai đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Cũng trong ngày 1/5, Philippines ghi nhận 4.4734 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này lên mức 1.113.547 ca, trong đó có 18.620 ca tử vong.
Dịch tại Philippines đang có chiều hướng dịu đi.
Trong một diễn biến khác, do tác động của dịch COVID-19, trong quý đầu tiên của năm 2021, nền kinh tế Philippines đã suy giảm mạnh hơn ước tính của giới chuyên gia. Điều này sẽ buộc ngân hàng trung ương nước này cân nhắc tiếp tục duy trì lãi suất thấp kỷ lục trong cuộc họp chính sách vào ngày 12/5 tới.
Theo số liệu được cơ quan thống kê Philippines công bố ngày 11/5, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý I vừa qua đã giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý giảm thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh nước này áp đặt lệnh phong tỏa tại một số khu vực nơi dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo GDP của Philippines trong quý này sụt giảm 3%.
Thái Lan tăng cường kiểm soát biên giới
Các nhà chức trách Thái Lan đã tăng cường thêm các trạm kiểm soát và tuần tra dọc theo biên giới, đặc biệt là ở miền Bắc và miền Nam, nhằm ngăn chặn việc nhập cảnh trái phép và giúp chặn đứng sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Tư lệnh cảnh sát quốc gia Thái Lan Suwat Jangyodsuk đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị cảnh sát tăng cường giám sát để ngăn chặn những người di cư bất hợp pháp trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục vật lộn chống lại làn sóng dịch COVID-19 thứ ba.
Việc tăng cường quản lý biên giới nói trên được thực hiện sau khi Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) hôm 10/5 nhấn mạnh chính quyền các địa phương cần phải cảnh giác đề phòng những vụ vượt biên trái phép từ các nước láng giềng. Theo CCSA, từ ngày 1-10/5, 1.126 người di cư bất hợp pháp đã bị bắt vì nhập cảnh trái phép, trong khi 104 người bị giam giữ trong 24 giờ qua vì nhập cảnh trái phép từ Myanmar, Lào, Campuchia và Malaysia.
Về tình hình dịch COVID-19 ở Thái Lan, nước ngày ngày 11/5 ghi nhận thêm 1.919 ca nhiễm mới và 31 ca tử vong, nâng tổng số các ca bệnh từ trước tới nay lên 86.924 ca, trong đó có 452 người không qua khỏi. Số ca tử vong theo ngày ghi nhận hôm 11/5 cao bằng mức kỷ lục được ghi nhận ngày 3/5. Kể từ khi xuất hiện đợt bùng phát COVID-19 thứ ba vào đầu tháng trước, Thái Lan đã có 58.061 ca mắc bệnh.
Theo Baotintuc.vn
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố một kế hoạch chiến lược mới với mục đích giảm phụ thuộc các nhà cung cấp nước ngoài trong một loạt lĩnh vực.
Thay vì vaccine đựng các ống thủy tinh được vận chuyển đi khắp thế giới và phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu, vaccine phòng COVID-19 trong tương lai sẽ là vaccine dạng viên đóng vỉ và dạng xịt mũi.
Sáng 4-5, tại sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã diễn ra Lễ trao tặng quà của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào ứng phó dịch Covid-19.
Theo số liệu trang Worldometers.info, tính đến 8 giờ 45 phút ngày 4-5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận hơn 154,17 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 132,29 triệu ca đã hồi phục và 3.226.726 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận hơn 668 nghìn ca nhiễm Covid-19, số ca tử vong ở mức hơn 10.400 ca.
Trang tin Tài chính (Finanzen.net) của Đức vừa đăng bài viết đánh giá cao những thành tựu về phát triển kinh tế của Việt Nam bất chấp đại dịch COVID-19, đồng thời lý giải nguyên nhân tại sao Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 2/5 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 152.983.132 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 3.209.156 ca tử vong.