Theo thống kê của Worldometers, tính đến 8 giờ ngày 4/8 (giờ Việt Nam), số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 200 triệu. Biến thể Delta đang lây lan mạnh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ. Trong những ngày gần đây, nước này liên tục dẫn đầu về số ca mắc mới tính theo ngày.
Người dân đi bộ trên Quảng trường Thời đại, Mỹ, ngày 7/5/2021. (Ảnh: Reuters)
Số ca mắc Covid-19 tại Mỹ tiếp tục tăng và các bệnh viện đang phải chịu sức ép lớn hơn, nhất là tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 3/8 cho biết, trong tuần qua, số ca mắc trung bình mỗi ngày tại Mỹ đã tăng hơn 40% so với tuần trước.
Trong khi đó, Điều phối viên ứng phó với Covid-19 của Nhà trắng Jeff Zient cho biết khoảng 33% tổng số các ca mắc của Mỹ được báo cáo trong tuần trước là từ 2 bang Florida và Texas.
Liên quan đến chương trình tiêm chủng, New York sẽ trở thành thành phố lớn đầu tiên tại Mỹ yêu cầu có chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại các nhà hàng, phòng tập thể hình và một số cơ sở kinh doanh khác. Theo chính sách của thành phố này, từ ngày 13/9 tới, những người có nhu cầu tới nhà hàng, phòng tập và một số cơ sở kinh doanh khác cần chứng minh đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19.
Ngày 3/8, Nhà trắng cho biết Mỹ đã tài trợ và vận chuyển hơn 110 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch này trên toàn cầu.
Phần lớn trong số 110 triệu liều nói trên được chia sẻ thông qua cơ chế COVAX. Các quốc gia nhận được số lượng vaccine lớn nhất bao gồm Indonesia (8 triệu liều), Philippines (hơn 6,2 triệu liều), Colombia (6 triệu liều), Nam Phi (hơn 5,6 triệu liều), Pakistan (5,5 triệu liều), Bangladesh (5,5 triệu liều) và Việt Nam (5 triệu liều).
Số lượng vaccine còn lại được chia sẻ trực tiếp với các đối tác khu vực do chính quyền lựa chọn, chẳng hạn như Mexico và Canada.
Nhà trắng cho rằng 110 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 như một khoản "trả trước" cho cam kết lớn hơn của Tổng thống Biden trong việc chia sẻ vaccine với các quốc gia có nhu cầu.
Theo thông cáo của Nhà trắng, cuối tháng 8 này, Mỹ sẽ bắt đầu chuyển 500 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech tới 100 quốc gia có thu nhập thấp hơn.
Cuộc đua tiêm chủng trên toàn cầu đang diễn ra khẩn cấp trong bối cảnh biến thể Delta đang là biến thể chủ đạo tại Mỹ và phần lớn quốc gia trên thế giới.
Nhà trắng khẳng định sẽ phối hợp COVAX và các đối tác khu vực khác để bảo đảm vaccine được tài trợ được phân bổ công bằng.
TheoNhandan
Virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành khắp các châu lục với những biến thể mới ngày càng nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh việc sản xuất và phân phối vaccine toàn cầu vấp phải nhiều thách thức, nhiều quốc gia kỳ vọng thuốc đặc trị sẽ là công cụ hiệu quả trong tiến trình đẩy lùi đại dịch.
Theo số liệu do Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu công bố ngày 2/8, châu lục này đã ghi nhận 60.093.393 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.220.486 trường hợp tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 2/8, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết kịch bản tồi tệ nhất về số ca mắc COVID-19 đã không xảy ra tại quốc gia này.
Tàu Ocean Viking, tàu cứu hộ của Tổ chức phi chính phủ SOS Méditerranée ở Địa Trung Hải, đã giải cứu gần 200 người di cư trên các thuyền gặp nạn ở ngoài khơi Libya.
Ngày 29/7, giới chức Mỹ xác nhận, hai người chết và 30 người phải nhập viện sau khi xảy ra vụ rò rỉ hóa chất tại một nhà máy ở thành phố La Porte, gần Vịnh Mexico thuộc bang Texas. Hai nạn nhân chết trong vụ việc là các nhà thầu của nhà máy, trong khi 30 công nhân bị ngộ độc đã được đưa tới các bệnh viện địa phương chữa trị.
Sáng 28/7, ít nhất 18 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương sau khi 1 xe tải chạy quá tốc độ đâm vào 1 xe buýt 2 tầng chở quá tải trọng ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ.