Virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành khắp các châu lục với những biến thể mới ngày càng nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh việc sản xuất và phân phối vaccine toàn cầu vấp phải nhiều thách thức, nhiều quốc gia kỳ vọng thuốc đặc trị sẽ là công cụ hiệu quả trong tiến trình đẩy lùi đại dịch.



                                Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Reuters.

Trong cuộc chạy đua cứu chữa các bệnh nhân mắc Covid-19, các bác sĩ đã phải vất vả tìm kiếm phương pháp điều trị bằng những biệt dược sẵn có, nhưng đều không đạt được kết quả mong đợi trong việc kiềm chế và tiêu diệt virus SARS-CoV-2 trên người bệnh. Những đột phá trong việc phát triển thuốc đặc trị và kết quả thử nghiệm lâm sàng khả quan đang mở ra cánh cửa đầy hy vọng cho cuộc chiến với đại dịch.

Mới đây, Liên hiệp châu Âu (EU) công bố thỏa thuận với Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh về việc cung cấp 220.000 liệu trình thuốc Sotrovimab điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng mà hãng này phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Vir Biotechnology của Mỹ nghiên cứu và phát triển. Theo giới chức y tế EU, thuốc Sotrovimab có thể được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ, chưa phải thở ô-xi, nhưng có nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn. Hiện tại, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đang tiến hành đánh giá tính hiệu quả của loại thuốc này. Trước đó, giới chức y tế Mỹ cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc Sotrovimab để điều trị bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ.

Hãng dược phẩm Roche của Thụy Sĩ vừa thông báo, Nhật Bản đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn thuốc kháng thể Ronapreve. Roche cho biết, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã phê chuẩn loại thuốc này dựa trên kết quả thử nghiệm giai đoạn 3, theo đó hỗn hợp kháng thể trong thuốc giúp giảm đáng kể nguy cơ các bệnh nhân mắc Covid-19 từ thể nhẹ tới trung bình và diễn biến nặng hơn, đến mức phải nhập viện hoặc tử vong. Tháng 4/2021, EU cũng đã ký một thỏa thuận với Công ty dược phẩm Roche, đặt mua 55.000 liều thuốc điều trị Covid-19 Ronapreve.

Theo Roche, thuốc Ronapreve được thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy tỷ lệ phải nhập viện và tử vong của các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc này giảm tới 70%. Bên cạnh đó, thuốc còn có thể rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng bệnh xuống còn bốn ngày. Thuốc Ronapreve có khả năng duy trì hoạt động chống lại các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, đã được chứng minh trong các thử nghiệm tiền lâm sàng. Hiện Ronapreve đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở một số quốc gia và khu vực như EU, Mỹ, Ấn Ðộ, Thụy Sĩ và Canada.

Đến nay, nhiều quốc gia vẫn đang tạm thời sử dụng thuốc Remdesivir của hãng Gilead, một loại thuốc kháng virus, trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19. Những loại thuốc đặc trị SARS-CoV-2 mới có thể được sử dụng sớm hơn để điều trị những bệnh nhân ở thể nhẹ, không chỉ giúp tăng tỷ lệ sống sót mà còn giảm gánh nặng điều trị cho các hệ thống y tế đang quá tải và là một bước tiến đáng kể của thế giới trong cuộc chiến với đại dịch còn đầy cam go.

                                        Theo Nhandan

Các tin khác


Tai nạn thảm khốc tại Ấn Độ, 18 người thiệt mạng

Sáng 28/7, ít nhất 18 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương sau khi 1 xe tải chạy quá tốc độ đâm vào 1 xe buýt 2 tầng chở quá tải trọng ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ.

Nhật Bản thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

Công ty dược phẩm Shionogi của Nhật Bản thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 thuốc điều trị Covid-19. Shionogi cho biết, loại thuốc này có thể nhanh chóng giảm số lượng virus trong cơ thể người bệnh và ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng lâm sàng như sốt hay khó thở, nếu người bệnh được kê đơn ngay sau khi phát hiện nhiễm Covid-19.

Cuộc chiến chống COVID-19 “nóng” hơn vì biến thể Delta

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 450.000 ca nhiễm và 7.268 ca tử vong. Indonesia vượt qua tất cả các điểm nóng khác trở thành nước có số ca lây nhiễm và tử vong mới cao nhất thế giới.

Dịch COVID-19: Nhật Bản bắt đầu triển khai ''hộ chiếu'' vaccine

Ngày 26/7, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức triển khai "hộ chiếu" vaccine ngừa COVID-19.

Vòng xoáy của dịch bệnh

Sau những khó khăn kéo dài vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 21 năm. Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại, biến thể Delta sẽ gây ra rủi ro lớn đối với triển vọng kinh tế.

Thế giới ghi nhận 194,2 triệu ca mắc, trên 4,1 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 24/7, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 194.212.455 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi có thêm 574.194 ca nhiễm mới trong ngày, trong đó có trên 4,1 triệu ca tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục