Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ bốn từ ngày 10-16/8 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân.


Chôn cất bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 6/8/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, tối 9/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ bốn từ ngày 10-16/8 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân.

Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan cho biết lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ bốn tại Java và Bali đạt kết quả khá tốt trong quá trình triển khai từ ngày 2-9/8 khi số ca mắc COVID-19 giảm tới 59,6%.

Theo ông Luhut, các trung tâm thương mại tại ít nhất bốn thành phố gồm Jakarta, Bandung, Semarang và Surabaya sẽ được cấp phép mở cửa trở lại với 25% công suất tối đa. Tuy nhiên, các khách hàng sẽ phải trình giấy chứng nhận vaccine và khai báo điện tử.

Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 70 tuổi tạm thời sẽ bị cấm vào các địa điểm này.

Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ cho phép các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu hoạt động theo ca với 100% công suất.

Cùng ngày, Bộ trưởng Điều phối kinh tế Airlangga Hartarto cũng thông báo rằng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ bốn sẽ được kéo dài thêm hai tuần từ ngày 10-23/8 tại nhiều khu vực bên ngoài Java và Bali "do yêu cầu xử lý khác biệt” với các khu vực trên hai hòn đảo này.

Theo Bộ trưởng Airlangga, tổng cộng 45 huyện/thành phố bên ngoài Java và Bali sẽ áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ bốn, trong khi đó 302 huyện/thành phố áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ ba và 39 huyện/thành phố khác áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ hai.

Ban đầu, Chính phủ Indonesia triển khai lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng khẩn cấp từ ngày 3-20/7 khi số ca mắc COVID-19 bắt đầu tăng đột biến.

Biện pháp này sau đó đã được đổi tên thành lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ bốn và được áp dụng từ ngày 21-25/7 và kéo dài hai đợt từ 26/7-2/8 và từ 3-9/8.

Truyền thông sở tại cho biết các ca mắc và tử vong do COVID-19 giảm không đáng kể trong 7 ngày thực hiện lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ bốn vừa qua.

Cụ thể, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 223.940 ca mắc từ ngày 3-9/8, giảm so với mức 268.067 ca trong 7 ngày trước đó, chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm số lượng người được xét nghiệm COVID-19. Số ca tử vong cũng giảm nhẹ từ mức 12.525 ca xuống còn 11.280 ca.

Trong khi đó, dịch bệnh có xu hướng gia tăng đột biến ở một số tỉnh bên ngoài đảo Java và Bali trong hai tuần qua.

Các địa phương bên ngoài hai hòn đảo này chỉ ghi nhận 13.000 ca mắc, chiếm 34% cả nước trong ngày 25/7. Tuy nhiên, đến ngày 6/8, con số này đã tăng lên 21.374 ca và 54%./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Thế giới gần mốc 202 triệu ca mắc COVID-19; dịch tiếp tục phức tạp ở Đông Nam Á

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h00 ngày 6/8, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 201.933.142 ca nhiễm viurs SARS-CoV-2, trong đó số ca tử vong đã lên tới 4.285.077 người. Tổng cộng 181.651.107 người đã phục hồi.

Một tuần chạy đua kiểm soát biến thể Delta lan rộng tại Trung Quốc

 Tuần đầu tháng 8, hệ thống phòng, chống dịch Covid-19 của Trung Quốc căng sức kiểm soát tốc độ lây lan của biến thể Delta, tại 5 khu vực lây nhiễm nguy cơ cao và 140 khu vực nguy cơ trung bình.

Hãng Moderna đề xuất tiêm mũi bổ trợ thứ 3 để chống lại các biến thể mới

Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tăng cường quan hệ hợp tác để ứng phó với đại dịch COVID -19

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, báo Vientiane Times tối 5/8 đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Saleumsay Kommasith cùng ngày đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-New Zealand qua hình thức trực tuyến.

New Zealand hỗ trợ 29 triệu NZD giúp ASEAN giải quyết tác động của dịch bệnh

Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thông báo nước này sẽ đóng góp 1 triệu NZD cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, tài trợ 29 triệu NZD hỗ trợ ASEAN ứng phó và giải quyết các tác động của dịch bệnh, trong đó dành 17 triệu NZD hỗ trợ cung ứng vaccine đồng đều trong khu vực.

WHO quan ngại hội chứng hậu COVID-19

Với hơn 200 triệu người mắc COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang vô cùng lo ngại về tình trạng một số người, chưa được thống kê cụ thể, vẫn đang phải vật lộn với cái gọi là "di chứng kéo dài hậu COVID-19” – còn gọi là "Long COVID-19”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục