Vaccine ngừa COVID-19 đã mang lại doanh thu hàng tỷ USD cho các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech của Đức thể hiện rõ lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực bào chế vaccine, khi họ là những hãng dược phẩm đầu tiên của phương Tây công bố kết quả khả quan từ các thử nghiệm lâm sàng vaccine bào chế theo công nghệ mRNA hồi năm ngoái. Pfizer và BioNTech cũng là những hãng dược đầu tiên được các cơ quan quản lý dược phẩm của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cấp phép bán vaccine.
Pfizer đã đạt doanh thu 10,8 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021, đồng thời nâng mức dự báo tăng trưởng doanh thu cả năm 2021 lên mức 33,5 tỷ USD.
BioNTech cũng công bố mức doanh thu 7,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, khác với Pfizer, sản phẩm duy nhất mà hãng này bán ra trong thời gian qua là vaccine ngừa COVID-19. BioNTech dự kiến doanh thu từ vaccine ngừa COVID-19 sẽ đạt hơn 18,7 tỷ USD trong cả năm nay, tăng so với ước tính trước đó là 11,5 tỷ USD.
Cũng ứng dụng công nghệ mRNA trong bào chế vaccine, hãng Moderna đã báo cáo doanh thu 5,9 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Giống như BioNTech, công ty khởi nghiệp của Mỹ có duy nhất một sản phẩm bán ra thị trường là vaccine ngừa COVID-19. Loại vaccine của Moderna cần được tiêm hai mũi cách nhau vài tuần. Công ty này dự kiến sẽ thu về 20 tỷ USD nhờ vaccine ngừa COVID-19 trong năm nay.
Trong khi đó, "gã khổng lồ” trong lĩnh vực dược phẩm Anh là AstraZeneca và công ty Johnson & Johnson của Mỹ hiện chưa công bố doanh thu. Các loại vaccine do hai nhà sản xuất này bào chế được EU phê duyệt muộn hơn so với các hãng nêu trên.
Theo TTXVN
Trong bối cảnh số ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy và biến thể Delta chiếm hầu hết số ca nhiễm, nhiều nước tăng cường biện pháp chống dịch. Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản siết chặt hạn chế, theo đó, các nhà hàng phải giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 561.000 ca nhiễm và 8.548 ca tử vong, nâng tổng ca bệnh lên gần 203 triệu. Nước Mỹ trở lại dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới, trong khi Indonesia đứng đầu về ca tử vong trong ngày.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h00 ngày 6/8, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 201.933.142 ca nhiễm viurs SARS-CoV-2, trong đó số ca tử vong đã lên tới 4.285.077 người. Tổng cộng 181.651.107 người đã phục hồi.
Tuần đầu tháng 8, hệ thống phòng, chống dịch Covid-19 của Trung Quốc căng sức kiểm soát tốc độ lây lan của biến thể Delta, tại 5 khu vực lây nhiễm nguy cơ cao và 140 khu vực nguy cơ trung bình.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, báo Vientiane Times tối 5/8 đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Saleumsay Kommasith cùng ngày đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-New Zealand qua hình thức trực tuyến.