Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 2/9, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp trao đổi về việc triển khai Nghị quyết 2118 (2013) liên quan tới giải quyết vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo trước HĐBA, Đại diện cao cấp về các vấn đề giải trừ quân bị LHQ Izumi Nakamitsu thông tin cập nhật tình hình trên cơ sở Báo cáo tháng lần thứ 95 của Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW). Trong khi hầu hết hoạt động thực địa của Ban Thư ký OPCW tại Syria phải tạm hoãn do ảnh hưởng của các biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19, Ban Thư ký OPCW và chính quyền Syria hiện đang tập trung xử lý một số vấn đề tồn đọng liên quan tới khai báo ban đầu của Syria theo yêu cầu của Công ước Cấm Vũ khí hoá học (CWC).
Sau một thời gian không có tiến triển, hai bên đang thu xếp nối lại tham vấn kỹ thuật lần thứ 25 dự kiến vào tháng 10/2021. Bên cạnh đó, hai bên cũng đang thu xếp cuộc gặp trực tiếp giữa Bộ trưởng Ngoại giao kiêm người đứng đầu cơ quan đầu mối quốc gia trong thực hiện CWC của Syria và Tổng Giám đốc OPCW để trao đổi tổng thể việc giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.
Tại cuộc họp, các nước ủy viên HĐBA bày tỏ lo ngại về các cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học tại Syria. Các nước nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác giữa Chính phủ Syria và OPCW cũng như giữa thành viên CWC nhằm giải quyết vấn đề vũ khí hóa học tại Syria.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định lập trường của Việt Nam lên án hành vi sử dụng vũ khí hoá học và nhấn mạnh việc cần tôn trọng CWC để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng của loại vũ khí này gây ra người dân và môi trường sống.
Đại sứ Phạm Hải Anh ghi nhận việc Ban Thư ký OPCW và Syria chuẩn bị tiếp tục việc tham vấn kỹ thuật cũng như tiến hành gặp cấp cao để tìm giải pháp lâu dài. Đại sứ nhấn mạnh việc cần thúc đẩy xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác mang tính xây dựng giữa các bên liên quan nhằm tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề vũ khí hóa học tại đây.
Theo Baotintuc
Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.