Các nhà khoa học cảnh báo từ nay đến cuối năm, thế giới cần chuẩn bị đối phó với dịch COVID-19 ở cấp độ lớn hơn những gì đã diễn ra và dịch bệnh sẽ chỉ chấm dứt sau khi tất cả công dân đều thuộc diện đã nhiễm bệnh hoặc đã tiêm đủ vaccine.
Học sinh tại một trường học ở New York, Mỹ, ngày 13/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ), ông Michael Osterholm dự báo thế giới rất dễ chứng kiến đợt bùng phát mới vào mùa thu và mùa đông. Vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn. Khi hàng tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận vaccine và ít có cơ hội để loại trừ virus, thế giới trong vài tháng tới có thể sẽ phải đối diện với các ổ dịch trong lớp học, trên các phương tiện công cộng và nơi làm việc, khi các nước quyết tâm đẩy nhanh tiến độ mở cửa nền kinh tế. Ngay cả khi tỉ lệ tiêm chủng tăng nhanh, vẫn sẽ nhóm người thuộc diện dễ bị tổn thương trước virus SARS CoV-2. Đó là trẻ sơ sinh, người không thể tiêm vaccine hoặc không muốn tiêm vaccine, người đã tiêm nhưng lại rơi vào nhiễm đột phá do suy giảm lớp bảo vệ.
Theo ông Osterholm, một vài năm tới sẽ là chu kỳ lên xuống của dịch bệnh gắn với thời gian cần thiết để tăng độ che phủ toàn diện của vaccine. Thách thức nằm ở chỗ dịch sẽ ở các mức đỉnh và đáy nào, quãng thời gian tạo đỉnh, rồi đáy và ngược lại sẽ dài bao lâu.
Tiêm chủng giúp giảm nguy cơ tử vong, diễn tiến bệnh nặng. Nhưng bùng phát lây nhiễm đồng nghĩa với việc virus tấn công vào nhóm người trẻ và người chưa được tiêm vaccine, làm gia tăng số lượng các ca bệnh nặng ở nhóm đối tượng này. Khi virus còn lây lan vượt tầm kiểm soát ở nhiều khu vực trên thế giới, rất có thể một biến thể khác sẽ xuất hiện.
Lịch sử cho thấy mọi người thường có quan điểm virus sẽ tự động giảm độc lực theo thời gian, để tránh việc tiêu diệt hết dân số vật chủ. Nhưng đây là quan niệm sai lầm. Chuyên gia Lone Simonsen cho biết biến chủng mới không hẳn lúc nào cũng nguy hiểm hơn so với chủng cũ, nhưng đại dịch trên thực tế sẽ nghiêm trọng, chết chóc hơn trong giai đoạn lây lan, bùng phát, khi virus tìm cách thích ứng, xâm nhập vật chủ mới.
Ông Simonsen khẳng định chìa khóa then chốt vẫn phải là tiêm chủng, bởi "nếu không có tiêm chủng, con người dễ bị tổn thương, bởi virus sẽ lây lan rộng và tấn công ngay trong mùa thu và mùa đông này”.
Theo TTXVN
Israel đang chuẩn bị các bước để đảm bảo đất nước này có đủ nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 phòng trường hợp tổ chức tiêm liều thứ tư cho người dân nếu cần thiết.
Một Viện Khoa học mới được thành lập tại Anh hướng tới mục tiêu ngăn chặn những đại dịch có thể xảy ra trong tương lai với sự góp sức của tình nguyện viên tham gia các thử nghiệm.
Ngày 11/9, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này có thêm 26.303 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca mắc mới trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này. Hiện tổng số ca bệnh tại Philippines tăng lên 2.206.021 ca.
Trong bốn chiếc máy bay Mỹ bị khủng bố cướp ngày 11/9/2001, có một chuyến bay chưa kịp lao vào mục tiêu tấn công thì đã bị rơi: chuyến bay số 93.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ 9/9, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia cho biết số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã vượt ngưỡng giới hạn để có thể chấm dứt đại dịch.
Người ngoại quốc và người nhập cư ở Đan Mạch có thể phải làm việc 37 giờ/tuần để được hưởng phúc lợi, do nhóm đối tượng này quá đông.