Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể "tiếp diễn hơn 1 năm” bởi các nước nghèo chưa thể tiếp cận được nguồn vaccine họ cần.
Lô vaccine COVID-19 được chuyển đến Sudan qua chương trình COVAX vào đầu tháng 10. Ảnh: Getty Images
Đài BBC (Anh) ngày 21/10 dẫn lời tiến sĩ Bruce Aylward, một lãnh đạo cấp cao tại WHO, đánh giá dịch COVID-19 có thể "dai dẳng đến năm 2022”. Chưa đầy 5% dân số châu Phi được tiêm vaccine COVID-19 trong khi hầu hết châu lục khác tỷ lệ này là 40%.
Ông Aylward đã kêu gọi các quốc gia giàu tạm lùi về phía sau để công ty dược có thể ưu tiên những nước thu nhập thấp.
Liên minh các quỹ từ thiện The People's Vaccine cho biết mới chỉ có tỷ lệ 1/7 vaccine COVID-19 mà các công ty dược và quốc gia giàu có cam kết chuyển giao đã "cập bến” điểm đến là những nước nghèo hơn.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong hội nghị tại Anh vào tháng 6 đã cam kết chuyển vaccine cho sáng kiến COVAX hoặc trực tiếp đến các quốc gia châu Phi. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã sáng lập COVAX nhằm đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 toàn cầu.
Nhiều quốc gia châu Phi dựa vào các thỏa thuận song phương và COVAX khi khởi động chương trình tiêm vaccine COVID-19. Vào đầu năm nay, một số quốc gia gặp khó khăn trong việc nhận vaccine qua COVAX nhưng tình hình được cải thiện vào tháng 7 và tháng 8.
WHO đặt mục tiêu đến cuối năm 2021, 40% dân số thế giới sẽ tiêm đủ vaccine COVID-19. Nhưng gần đây COVAX thậm chí còn giảm số liều vaccine dự kiến chuyển đến châu Phi, từ 620 triệu liều xuống chỉ còn 470 triệu liều. Số vaccine này chỉ có thể tiêm đủ 2 mũi cho 17% dân số châu Phi. "Lục địa Đen” cần thêm 500 triệu liều vaccine COVID-19 để đạt mục tiêu 40% vào cuối tháng 12.
Do vậy, giám đốc WHO tại châu Phi Matshidiso Moeti cảnh báo: "Với tỷ lệ này, châu Phi chỉ có thể đạt mục tiêu tiêm đủ vaccine COVID-19 cho 40% dân số vào cuối tháng 3/2022”.
Theo Báo Tin tức
Các ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở Anh cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác đã làm xuất hiện lời kêu gọi nghiên cứu khẩn cấp về khả năng biến thể Delta Plus có liên quan.
Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng 0 kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua các chính sách giúp cấu trúc lại hệ thống tài chính toàn cầu, qua đó thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải các-bon thấp.
Không những cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, dịch Covid-19 còn đẩy số người nghèo cùng cực trên thế giới tăng trở lại sau gần 20 năm. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn diện và bền vững, kiến tạo một thế giới công bằng và trao cơ hội cho tất cả mọi người.
Với sự chấp thuận của đảng Xanh và trước đó là đảng SPD, tiến trình đàm phán liên minh đèn giao thông giờ đây chỉ còn cần sự nhất trí của đảng FDP nữa là có thể tiến hành.
Ngày 17/10, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã chứng kiến nhiệt độ xuống gần 1 độ C, đánh dấu buổi sáng lạnh nhất vào giữa tháng 10 trong vòng 64 năm qua ở nước này.
Theo Thống đốc PBoC, các cơ quan quản lý của Trung Quốc sẽ nỗ lực ngăn chặn các vấn đề tại Tập đoàn Evergrande lan sang những công ty bất động sản khác để tránh xảy ra một nguy cơ mang tính hệ thống.