Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng 0 kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua các chính sách giúp cấu trúc lại hệ thống tài chính toàn cầu, qua đó thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải các-bon thấp.


Khói bốc lên tại nhà máy hóa dầu ở Etang de Berre, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Lời kêu gọi được đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Anh vào đầu tháng 11/2021, nhằm đưa thế giới tiến gần hơn tới các mục tiêu trong nỗ lực "cứu” hành tinh xanh.    

Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng 0 (GFANZ) - liên minh các thể chế tài chính sở hữu khối tài sản lên tới hơn 90.000 tỷ USD, đã kêu gọi chính phủ các nước đặt ra mục tiêu hướng tới xây dựng nền kinh tế trung hòa khí thải, phù hợp mục tiêu đến năm 2050 kiềm chế mức tăng của nhiệt độ Trái đất dưới 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. GFANZ cũng kêu gọi xây dựng các quy định tài chính rõ ràng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xóa bỏ chính sách trợ cấp ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch và định giá khí thải các-bon. Theo liên minh này, đến năm 2024, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cần công bố kế hoạch chuyển đổi nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu trung hòa khí thải.

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường là xu thế tất yếu khi thế giới đang đối mặt tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. Các nước Liên minh châu Âu (EU), vốn đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi kinh tế xanh, đang cố gắng đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này, song vẫn đối mặt nhiều khó khăn. Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất nhiều biện pháp giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, song nhiều kế hoạch tài chính xanh hiện vẫn bị trì hoãn hoặc chưa hoàn tất.

Tòa Kiểm toán châu Âu (ECA) đã công bố một báo cáo cho thấy, EU chưa làm hết trách nhiệm trong việc khuyến khích đầu tư xanh bảo vệ môi trường. Theo đánh giá của ECA, EC sẽ cần đầu tư 1.000 tỷ euro/năm để chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa khí thải CO2 vào năm 2050. Trên thực tế, mức hỗ trợ tài chính mà các nước EU phải giải ngân trong giai đoạn 2021 - 2027 là 200 tỷ euro/năm. Hiện EC đặt mức đầu tư tối thiểu cho khí hậu tương ứng 30% ngân sách của khối EU (khoảng 1.074 tỷ euro) và 37% quỹ phục hồi EU (850 tỷ euro), nhưng con số này được cho là chưa đủ cho quá trình chuyển đổi xanh.

GFANZ cho rằng cần đầu tư hàng nghìn tỷ USD thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, nhất là đối với các nền kinh tế mới nổi, các nước cần đi tiên phong trong vấn đề này. Các chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi. Trong khi đó, một thành viên ECA, kiểm toán viên Eva Lindström cho biết, các quỹ đầu tư của EU không nên rót tiền vào các dự án gây hại cho môi trường, trong bối cảnh một số quỹ hiện nay vẫn sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguyên tắc này có nghĩa là đầu tư không được cản trở mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững, không gây ô nhiễm và trung hòa khí thải vào năm 2050 - điều cần được thực hiện tốt trước năm 2030. Bà Lindström cho rằng, đây là một thách thức chính trị, song vẫn là hướng đi mà EU cần theo.

Nhằm thúc đẩy sự đổi mới của châu Âu đối với chuyển đổi xanh và kỹ thuật số, Viện Đổi mới và Công nghệ châu Âu (EIT) và Quỹ Đầu tư châu Âu (EIF) vừa ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên để hỗ trợ các nhà đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nhân châu Âu. Văn bản này tạo ra một khuôn khổ để hợp tác và chia sẻ thông tin về các cơ hội tài chính và đổi mới, trong các lĩnh vực như đầu tư vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp ở châu Âu, cũng như trong các lĩnh vực quan trọng khác như công nghệ khí hậu, năng lượng, môi trường, kỹ thuật số chiến lược... Theo Ủy viên châu Âu phụ trách đổi mới, nghiên cứu, văn hóa, giáo dục và thanh niên Mariya Gabriel, khả năng tiếp cận tài chính tốt hơn là yếu tố cần thiết của bất kỳ chính sách đổi mới thành công nào. Sự hợp tác này giúp các nhà đổi mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi và chuyển đổi xanh và kỹ thuật số có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính cần thiết.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục