Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận 460.828 ca mắc mới và 7.183 ca tử vong. Mỹ có số ca mắc và tử vong mới cao nhất, lần lượt là 80.497 ca và 1.420 ca.
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ ngày 22/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 243.242.539 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.944.748 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 220.432.916 người.
Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận 460.828 ca mắc mới và 7.183 ca tử vong. Mỹ có số ca mắc và tử vong mới cao nhất, lần lượt là 80.497 ca và 1.420 ca. Anh có số ca nhiễm mới cao thứ hai với 52.009 ca và số ca tử vong là 115 ca.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi những người đủ điều kiện tiêm mũi vaccine tăng cường ở nước này cần đặt lịch tiêm ngay lập tức, đồng thời kêu gọi trẻ em từ 12 đến 15 tuổi đi tiêm vaccine. Số ca mắc COVID-19 ở Anh đã vượt 40.000 ca/ngày trong nhiều ngày liên tiếp.
Trong 7 ngày qua, số ca mắc tăng gần 18% trong khi số ca nhập viện và tử vong tăng lần lượt 15,4% và 10,8% so với tuần trước đó, mặc dù con số này vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh dịch vào tháng 1.
Hà Lan ngày 21/10 ghi nhận 5.223 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất trong 3 tháng qua. Theo Viện Y tế công cộng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM), trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 7 người tử vong vì COVID-19.
Dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng tại Hà Lan, trong tuần tính đến ngày 19/10, nước này ghi nhận tổng cộng 25.751 ca nhiễm mới, tăng 44% so với tuần trước đó. Số ca nhiễm mới xuất hiện ở tất cả các khu vực và nhóm đối tượng.
RIVM cho rằng làn sóng lây nhiễm mới hiện nay tại Hà Lan xảy ra là do nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp dụng trước đó nhằm ngăn chặn dịch bệnh và tác động của thời tiết. Hầu hết những ca phải nhập viện là những người chưa tiêm vaccine.
Bỉ cũng đang đối mặt với tình trạng số ca nhiễm mới ngày càng gia tăng khiến các chính trị gia nước này phải cân nhắc về tính hiệu quả của vaccine và việc tăng cường áp dụng các biện pháp giãn cách để tránh làn sóng nhập viện.
Tuy nhiên, giới chức Bỉ khẳng định không có bất kỳ một chiến lược "Zero COVID" nào ở cấp độ chính trị; tham vọng chung vẫn là "sống chung" với loại virus gây bệnh này, chứ không phải đóng cửa toàn bộ các bộ phận của xã hội.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga. (Ảnh: THX/TTXVN)
Do đó, chính phủ vẫn đang tập trung cho công tác tiêm chủng đại trà nhằm ngăn chặn làn sóng nhiễm bệnh chuyển thành làn sóng nhập viện điều trị tích cực.
Bộ trưởng Y tế Frank Vandenbroucke cho rằng các biện pháp cần áp dụng là tiếp tục đeo khẩu trang trong không gian kín, thông gió tối đa, giãn cách, làm việc từ xa...
Tóm lại, áp dụng tất cả các biện pháp đã được sử dụng, cùng một số biện pháp mới như xét nghiệm đối với trẻ em để tránh lây nhiễm từ đối tượng này cho người thân trong gia đình.
Theo các chuyên gia, Bỉ đang đối mặt với làn sóng dịch thứ 4, riêng ngày 18/10 nước này ghi nhận 6.466 ca mắc mới.
Các quốc gia ở Đông Âu như Romania, Bulgaria, Litva, Latvia, Estonia, Slovakia, cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm mới trong những ngày gần đây, buộc chính phủ những nước này phải đưa ra các biện pháp hạn chế để phòng ngừa dịch bệnh.
Trong khi đó, Canada công bố chuẩn hóa chứng nhận tiêm chủng cho hoạt động đi lại quốc tế. Chứng nhận được tiêu chuẩn hóa bao gồm tên, ngày sinh của người được chứng nhận, số liều vaccine đã tiêm, loại vaccine, số lô, ngày tiêm chủng và mã QR lịch sử tiêm chủng.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 21/10 cho biết ông "rất tin tưởng" các nước trên thế giới sẽ chấp nhận chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 của Canada.
Các quan chức chính phủ cho biết họ đã làm việc với các tỉnh để đưa ra một "định dạng" trên toàn quốc và tin tưởng sẽ được chấp nhận rộng rãi. Ottawa cũng đang làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo sự chấp nhận ở nước ngoài./.
Theo TTXVN
Trước thềm cuộc đàm phán quốc tế về Afghanistan diễn ra tại thủ đô Moskva, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 20/10 kêu gọi huy động viện trợ quốc tế nhằm hỗ trợ Afghanistan.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 379.000 ca nhiễm và 6.564 ca tử vong. Tổng thống Putin dự kiến tuyên bố 7 ngày không làm việc trên toàn quốc để dập dịch và Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ nhiễm virus dù đã tiêm đủ vaccine.
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, nhiều nước châu Âu đã ban hành các biện pháp cứng rắn nhằm giảm thiểu số ca mắc và tử vong vì Covid-19 đang tăng cao ở châu lục này.
Các ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở Anh cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác đã làm xuất hiện lời kêu gọi nghiên cứu khẩn cấp về khả năng biến thể Delta Plus có liên quan.
Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng 0 kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua các chính sách giúp cấu trúc lại hệ thống tài chính toàn cầu, qua đó thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải các-bon thấp.
Không những cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, dịch Covid-19 còn đẩy số người nghèo cùng cực trên thế giới tăng trở lại sau gần 20 năm. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn diện và bền vững, kiến tạo một thế giới công bằng và trao cơ hội cho tất cả mọi người.