Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ thông báo đã chuẩn bị bàn giao lô hàng đầu tiên thuốc điều trị COVID-19 có tên gọi PAXLOVID, đồng thời chuyển số hàng này đến sân bay để sẵn sàng phân phối thuốc trên khắp châu Âu và Mỹ, một khi nhà chức trách phê duyệt sản phẩm.

 
Chú thích ảnhThuốc Paxlovid điều trị COVID-19 của Pfizer được sản xuất tại Freiburg, Đức. Ảnh: Pfizer/TTXVN

Trên mạng xã hội Twitter, Pfizer khẳng định việc phê duyệt hoặc cấp phép sử dụng PAXLOVID sẽ là bước đi lớn hướng tới việc chấm dứt đại dịch COVID-19. Đầu tháng 11, Pfizer đã nộp đơn lên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ để xin phê duyệt khẩn cấp thuốc PAXLOVID trong điều trị COVID-19.

Qua so sánh giữa nhóm mắc COVID-19 dùng thuốc PAXLOVID và nhóm không sử dụng, nghiên cứu cho thấy thuốc đã giúp giảm gần 90% tỷ lệ nhập viện và tử vong. Giám đốc điều hành hãng Pfizer - Albert Bourla nhấn mạnh với hơn 5 triệu ca tử vong và rất nhiều người dân đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên toàn cầu, nhu cầu về phương thuốc điều trị hiệu quả đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo ông Bourla, mức độ hiệu quả trong nghiên cứu lâm sàng về PAXLOVID, triển vọng của thuốc trong việc cứu sống nhiều mạng người và giảm thiểu nguy cơ nhập viện cho thấy vai trò quan trọng của việc sử dụng các loại thuốc uống chống virus trong cuộc chiến chống COVID-19.

Trước đó, với tỷ lệ sít sao 13 phiếu ủng hộ và 10 phiếu phản đối, Hội đồng chuyên gia của FDA của Mỹ ngày 30/11 đã thông qua khuyến nghị sử dụng thuốc điều trị COVID-19 của hãng dược phẩm Merck (Mỹ) dành cho các bệnh nhân cao tuổi hoặc có lý do dịch tễ dẫn tới nguy cơ bệnh trở nặng.

Nhiều khả năng thuốc Molnupiravir có thể được thông qua tại Mỹ trong vài ngày tới và được sử dụng chính thức trước cuối năm nay. Thuốc Molnupiravir do hãng Merck phát triển là loại dược phẩm đầu tiên trong nhóm thuốc kháng virus thế hệ mới có hiệu quả đối với nhiều loại biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Hiện toàn bộ các phương thuốc điều trị COVID-19 tại Mỹ đều cần phải truyền qua tĩnh mạch hoặc tiêm.


Theo Báo Tin tức


Các tin khác


WHO kêu gọi Đông Nam Á cảnh giác trước biến thể Omicron

Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng cảnh giác trong bối cảnh thế giới đang lo lắng về "biến thể đáng lo ngại" Omicron.

EU kêu gọi dừng liên kết không vận với tất cả các địa điểm đã phát hiện biến thể B.1.1.529

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 26/11 kêu gọi dừng tất cả liên kết không vận với các địa điểm đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B.1.1.529.

WHO họp khẩn để đánh giá, bàn cách đối phó với biến thể mới ‘siêu đột biến’

Biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện với rất nhiều đột biến đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp để đánh giá tình hình và thảo luận cách thức đối phó với mối nguy mới này.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 26/11: Thế giới vượt 260 triệu ca bệnh; Châu Âu dịch bùng phát nghiêm trọng

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 541.146 trường hợp mắc COVID-19 và 6.378 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 256,8 triệu ca, trong đó trên 5,15 triệu người không qua khỏi.

Mùa đông, lo ngại "làn sóng phá sản" ở châu Âu

Các quốc gia châu Âu đang bước vào một mùa đông lạnh giá với nhiều âu lo khi số ca mắc mới Covid-19 tăng nhanh trên toàn "lục địa già". Ngoài mối lo dịch bệnh, giới chức châu Âu còn lo ngại một "làn sóng phá sản" của các doanh nghiệp đang đến gần vì những khó khăn do Covid-19 gây ra.

ASEM chung sức vì sự phát triển bền vững

Trước những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) tiếp tục phát huy vai trò là cơ chế đối thoại, hợp tác quan trọng và có quy mô lớn nhất giữa châu Á và châu Âu. Là thành viên sáng lập, Việt Nam luôn đồng hành cùng ASEM, chủ động đưa ra những sáng kiến hướng tới ổn định, hòa bình và tăng trưởng bền vững của hai châu lục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục