Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 895.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.000 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 278 triệu ca, trong đó trên 5,39 triệu ca tử vong.


Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 221.000 ca), Anh (119.789 ca), và Pháp (91.608 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.002 ca), Mỹ (910 ca) và Ba Lan (616 ca).

Như vậy, trong hai ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới ở Mỹ đều vượt mốc 200.000 ca/ngày, cho thấy tốc độ lây lan của biến thể Omicron đáng báo động. Tính từ đầu đại dịch tới nay, Mỹ đã có trên 52,7 triệu ca mắc và trên 834.000 ca tử vong.

Tại Anh, số ca mắc mới hàng ngày cũng vượt mốc 100.000 ca trong hai ngày qua. Tới nay, Anh ghi nhận tổng cộng 11,7 triệu ca mắc và trên 147.000 ca tử vong.

Trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan mạnh, giới khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu để thu thập các dữ liệu về biến thể này. Một số ý kiến cho rằng thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm biến thể Omicron có thể ngắn hơn so với các biến thể từng biết tới trước đó.

Đối với bệnh COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho rằng thời gian trung bình để một người tiếp xúc với virus và xuất hiện các triệu chứng bệnh là 4-5 ngày, mặc dù quãng thời gian này có thể kéo dài đến 14 ngày ở một số trường hợp.

Theo CDC, một nghiên cứu đã cho thấy ở hầu hết những người mắc COVID-19 có biểu hiện triệu chứng, các dấu hiệu mắc bệnh của họ sẽ xuất hiện trong vòng 11 ngày rưỡi.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giớicho biết thời gian ủ bệnh của COVID-19 trung bình là khoảng 5-6 ngày, song cũng có thể kéo dài tới 14 ngày.

Gần đây, một số báo cáo cho rằng biến thể Omicron có thể có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các biến thể trước đó. Vào ngày 6/12, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết: "Những phân tích gần đây của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cho thấy khoảng thời gian từ lúc phơi nhiễm đến lúc phát bệnh do biến thể Omicron có thể ngắn hơn so với biến thể Delta".

Ngoài ra, các kết quả phân tích đối với hơn 100 người liên quan đợt bùng phát chuỗi lây nhiễm biến thể Omicron tại một bữa tiệc Giáng sinh ở Na Uy vào tháng trước, cho thấy phần lớn trong số họ đã bị nhiễm virus. Các phân tích cho rằng giả sử những người tham dự bị nhiễm bệnh tại bữa tiệc, thì thời gian ủ bệnh trung bình của họ là 3 ngày. Các nhà khoa học nhấn mạnh khoảng thời gian này "ngắn hơn so với các báo cáo trước đó về biến thể Delta, cũng như các biến thể trước đó của SARS-CoV-2". Theo các ghi nhận trước đó, Delta có thời gian ủ bệnh kéo dài 4,3 ngày, trong khi các biến thể khác ủ bệnh trong 5 ngày.

Châu Âu

Tây Ban Nha tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời

Chính phủ Tây Ban Nha cho biết sẽ tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 gia tăng.

Cuối tháng 6 vừa qua, Tây Ban Nha đã dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời nhưng vẫn áp dụng với các địa điểm công cộng có không gian kín hoặc không gian ngoài trời không đảm bảo giãn cách xã hội. Quy định này được Tây Ban Nha áp dụng lần đầu tiên vào tháng 5/2020 sau khi bùng phát làn sóng lây lan dịch COVID-19 đầu tiên.

Cho đến nay, Tây Ban Nha có khoảng 80% trong tổng số 47 triệu dân đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ, trở thành một trong những nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới. Điều này đã giúp Tây Ban Nha tránh được đợt bùng phát dịch tương tự ở các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm gia tăng trở lại số ca nhiễm với kỷ lục gần 50.000 ca nhiễm mới ghi nhận vào ngày 21/12, mặc dù số ca nhập viện và chăm sóc tích cực là khá thấp so với các làn sóng COVID-19 trước.

Số ca nhiễm biến thể Omicron chiếm 47% tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Tây Ban Nha, tăng vọt từ mức gần 3% trước đó một tuần. Tỷ lệ nhiễm COVID-19 tăng lên hơn 500 ca/100.000 dân vào ngày 17/12, vượt mức được xem là "nguy cơ rất cao” của Bộ Y tế nước này và gần gấp đôi so với đầu tháng 12. Ngày 21/12, tỷ lệ này ở mức 695 ca/100.000 dân.

Tây Ban Nha là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, đến nay ghi nhận trên 89.000 ca tử vong và 5,7 triệu ca mắc.

Slovenia giới hạn số người mua sắm cùng lúc

Chính phủ Slovenia ban bố quy định hạn chế số lượng người mua sắm tại cùng thời điểm trong cùng một không gian, theo đó mỗi 10m2 diện tích cửa hàng chỉ được phép đón một khách mua hàng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 23/12.

Ngoài ra, theo quy định mới, tất cả những người tiếp xúc với người mắc COVID-19 sẽ phải tự cách ly trong 10 ngày, ngoại trừ những người đã tiêm vaccine mũi tăng cường.

Chính phủ Slovenia cảnh báo biến thể Omicron đang lây lan mạnh ở nước này, trong khi các bệnh viên rơi vào tình trạng quá tải và tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh còn thấp. Hiện mới có 56,1% trong tổng số 2,1 triệu công dân Slovenia đã tiêm phòng đầy đủ. Slovenia xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron vào ngày 14/12.

Anh triển khai tiêm phòng cho trẻ em dễ bị tổn thương từ 5-11 tuổi

Chính phủ Anh báo triển khai tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong độ tuổi từ 5-11 tuổi, sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm Anh cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho nhóm tuổi này.

Theo Ủy ban Hỗn hợp về Vaccine và Tiêm chủng của Anh (JCVI), trẻ em sẽ được tiêm hai mũi vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech, với liều lượng mỗi liều là 10 mg - tương đương 1/3 liều của người lớn. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 8 tuần.

Chủ tịch JCVI Wei Shen Lim cho biết phần lớn trẻ em từ 5-11 tuổi nếu mắc COVID-19 có rất ít nguy cơ trở nặng. Tuy nhiên, nguy cơ này cao hơn ở những trẻ em có bệnh lý nền, do đó JCVI khuyến nghị tiêm phòng cho nhóm trẻ này trước tiên. Ủy ban trên cũng khuyến nghị cung cấp mũi tiêm tăng cường cho trẻ em từ 16-17 tuổi và những trẻ dễ bị tổn thương từ 12-15 tuổi để ứng phó với biến thể Omicron.

Châu Á

Nhật Bản ghi nhận thêm lây nhiễm Omicron trong cộng đồng

Nhật Bản ngày 23/12 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng, không xác định được nguồn lây.

Giới chức y tế tỉnh Tokyo đang theo dõi 7 người được cho là có tiếp xúc gần với bệnh nhân, trong đó 2 người đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính và 5 người vẫn đang chờ kết quả.

Trước đó, ngày 22/12, Nhật Bản thông báo chuỗi lây nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng, với 3 bệnh nhân là thành viên của một gia đình chưa rõ nguồn lây do cũng không có lịch sử đi nước ngoài.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết nhà chức trách sẽ cung cấp miễn phí bộ xét nghiệm COVID-19 tại các khu vực ghi nhận lây nhiễm cộng đồng. Liên quan đến các ca lây nhiễm Omicron đầu tiên trong cộng đồng, Thủ tướng Kishida cam kết chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp toàn diện nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Trung Quốc sẵn sàng ứng phó nguy cơ bùng phát dịch tại Olympic mùa Đông 2022

Giới chức Trung Quốc ngày 23/12 khẳng định nước này đã sẵn sàng để ứng phó nếu bùng phát dịch COVID-19 tại Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022.

Olympic mùa Đông Bắc Kinh diễn ra vào tháng 2/2022 sẽ là sự kiện thể thao quy mô lớn được kiểm soát nghiêm ngặt nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này. Khán giả quốc tế không được phép dự khán, trong khi toàn bộ những người tham gia kỳ Olympic này sẽ phải tuân thủ quy tắc "bong bóng phòng dịch” – mọi hoạt động diễn ra trong vòng tròn khép kín và có kiểm soát.

Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Hoàng Xuân – quan chức phụ trách kiểm soát dịch bệnh tại Olympic Bắc Kinh nêu rõ: "Chắc chắn sẽ khó tránh khỏi việc xuất hiện ca bệnh và có khả năng sẽ xảy ra bùng phát dịch ở quy mô nhỏ”.

Việc tổ chức Thế vận hội mùa Đông với sự tham gia của một số lượng rất lớn các vận động viên và quan chức nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro của Trung Quốc. Ngoài quy định bắt buộc phải tiêm phòng trước khi nhập cảnh Trung Quốc, tất cả những người tham gia Olympic sẽ phải tiến hành xét nghiệm COVID-19 hằng ngày và được giám sát y tế một cách kỹ lưỡng. Giới chức Trung Quốc cũng khuyến khích các vận động viên tiêm liều tăng cường của vaccine ngừa COVID-19 để được bảo vệ trước biến thể Omicron.

Chính phủ Ấn Độ họp khẩn tìm giải pháp đối phó với biến thể Omicron

Chính phủ Ấn Độ ngày 23/12 đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với sự tham dự của các quan chức hàng đầu chính phủ, chuyên gia ngành y, giới hoạch địch chính sách và tham mưu từ trung ương đến địa phương nhằm thống nhất cách thức tiếp cận và đối phó với nguy cơ xảy ra làn sóng COVID-19 mới với biến thể Omicron tại thủ đô New Delhi.

Bộ Y tế Ấn Độ đã ghi nhận hơn 210 ca nhiễm biến thể Omicron ở nước này. Hai bang Maharashtra và Delhi báo cáo số ca nhiễm Omicron cao nhất, tiếp theo là Telangana, Karnataka, Rajasthan, Kerala và Gujarat. Đáng chú ý, Bộ trưởng Y tế đã viết một bức thư gửi tới lãnh đạo các địa phương và vùng lãnh thổ để cảnh báo và yêu cầu họ chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Thư nêu rõ biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao hơn ít nhất 3 lần so với biến thể Delta, do đó các địa phương cần "nhìn xa hơn, phân tích dữ liệu, ra quyết định năng động, hành động ngăn chặn nghiêm ngặt và nhanh chóng". Thông điệp của Bộ trưởng Y tế cũng nhấn mạnh 2 thông số cụ thể phải cảnh giác: kết quả xét nghiệm dương tính từ 10% trở lên trong tuần trước và tỷ lệ sử dụng giường bệnh chiếm 40% trở lên ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt hoặc được hỗ trợ oxy.

Hai bang đông dân nhất của Australia siết chặt quy định phòng dịch

Ngày 23/12, hai bang đông dân nhất Australia là New South Wales và Victoria đã áp dụng trở lại các biện pháp nghiêm ngặt phòng dịch COVID-19 khi số ca nhiễm mới hằng ngày tăng cao do biến thể Omicron.

New South Wales, nơi có 25 triệu người sinh sống, thông báo tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong phòng kín, đồng thời giới hạn số khách và áp dụng quy định quét mã QR đối với người tới dự các sự kiện. Trong khi đó, bang Victoria, với dân số gần bằng New South Wales, cũng tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang nhằm giảm sức ép đối với hệ thống y tế.

Các biện pháp siết chặt phòng dịch được đưa ra ngay trước thềm trước lễ Giáng Sinh, khi Australia đã lên kế hoạch mở cửa trở lại sau gần 2 năm phong tỏa. Số ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 ở nước này hiện tại không cao, nhưng số ca nhiễm tăng nhanh đã đặt ra nguy cơ mới, khi nhiều nhân viên y tế phải nghỉ làm vì nhiễm virus.

Australia ngày 23/12 ghi nhận 8.200 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày lớn nhất kể từ đầu dịch. Trước đó, ngày 22/12 nước này ghi nhận 5.600 ca nhiễm mới, hầu hết ở hai bang nói trên.

Phát biểu với báo giới, Thống đốc bang New South Wales, ông Dominic Perrottet cho biết: "Các quy định mới trên là một cách tiếp cận thận trọng khi sắp bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài đến cuối tháng 1/2022”. Ông cũng kêu gọi người dân tránh đổ xô đến các trung tâm xét nghiệm nếu không có triệu chứng mắc bệnh, dù được thông báo thuộc diện có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm.

ADVERTISING

X

Trước đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison từng cam kết không tái áp đặt phong tỏa, đồng thời nhấn mạnh rằng người dân có trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Thủ tướng Morrison cũng kêu gọi nới lỏng quy định xét nghiệm trong bối cảnh hầu hết các bang yêu cầu người ra vào phải trình xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi đến.

Châu Mỹ

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu Mỹ vượt 100 triệu

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết số ca mắc COVID-19 tại châu Mỹ kể từ khi đại dịch bùng phát đã vượt quá 100 triệu, với mức tăng trung bình 36% ở khu vực Bắc Mỹ trong tuần trước.

Mặc dù khu vực Trung và Nam Mỹ ghi nhận tỷ lệ ca nhiễm virus SARS-CoV-2 giảm 10,7% và và số ca tử vong giảm 6,3%, số bệnh nhân COVID-19 tại Bolivia lại đang gia tăng mạnh. Ecuador và Argentina cũng ghi nhận xu hướng tương tự.

Đến thời điểm hiện tại, 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Mỹ đã phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron. Đặc biệt, các phân tích dịch tễ chỉ ra rằng số ca nhiễm biến thể Omicron chiếm 73% các ca mắc COVID-19 tại châu lục này trong tuần qua.

Nhiều trường đại học Mỹ chuyển sang học trực tuyến do lo ngại về biến thể Omicron

Nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2, ngày càng nhiều trường đại học tại Mỹ đã chọn phương án tổ chức học trực tuyến trong mùa Đông này.

Cụ thể, Đại học California, Los Angeles (UCLA), và 6 phân viện của Đại học California (UC) đã thông báo mở các lớp học từ xa vào học kỳ tới. Nếu tình hình dịch bệnh không cải thiện, các trường sẽ khó quay trở lại học trực tiếp trong tương lai gần.

Trong khi đó, mười phân viện của UC, với 280.000 sinh viên và 227.000 nhân viên, còn yêu cầu tất cả sinh viên và nhân viên phải có chứng nhận đã tiêm phòng và tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19. Nguyên nhân là do có nhiều quan ngại rằng so với các biến thể khác, Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh hơn đối với những người chưa tiêm phòng, cũng như dẫn đến các ca nhiễm đột phá dù ở mức độ nhẹ đối với cả những người đã tiêm phòng. Đại học UC cho biết các quy định an toàn mới này sẽ giúp họ nhanh chóng xác định được các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ làm gián đoạn các hoạt động tại phân viện, giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc COVID-19.

Đại học tư thục Loyola Marymount tại Los Angeles cũng chuyển sang hình thức học trực tuyến trong hai tuần đầu của tháng 1/2022. Trong khi đó, Đại học Stanford sẽ bắt đầu học kỳ mới từ ngày 3/1-18/1/2022 theo hình thức trực tuyến. Về phần mình, Đại học bang California đã yêu cầu toàn bộ sinh viên và nhân viên phải tiêm mũi tăng cường để chuẩn bị cho học kỳ mùa Xuân. Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh, trường cũng đã hủy các sự kiện thể thao và các hoạt động nhóm khác.

Canada ghi nhận ngày có ca nhiễm mới COVID-19 cao kỷ lục

Ở thời điểm trước thềm kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới, số ca mắc COVID-19 gia tăng ở hầu hết các khu vực tại Canada, phần lớn là do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Theo số liệu công bố mới nhất, trong ngày 23/12, Canada ghi nhận 15.225 ca nhiễm mới COVID-19 - mức cao nhất kể từ dịch bệnh bùng phát tại nước này hồi tháng 2/2020. Các quan chức y tế của Canada dự đoán số ca lây nhiễm theo ngày có thể sẽ lên tới 26.000 ca trên toàn quốc vào giữa tháng 1/2022 nếu Omicron vượt qua Delta trở thành biến thể lây lan nhanh nhất ở nước này.

Mexico tiêm mũi tăng cường cho nhân viên y tế và giáo dục

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador thông báo nước này sẽ sớm triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho các nhân viên ngành y tế và giáo dục đồng thời đẩy mạnh tiêm mũi tăng cường cho những người trên 60 tuổi.

Về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ vị thành niên, Tổng thống Lopez Obrador cho biết quyết định này sẽ được đưa ra dựa trên khuyến nghị của các chuyên gia và của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo số liệu thống kê chính thức, đến nay gần 82 triệu người trong số 89,4 triệu dân trên 18 tuổi ở Mexico đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Mexico hiện ghi nhận 3,93 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 298.000 ca tử vong.

Ecuador tuyên bố tiêm chủng là bắt buộc

Ngày 23/12, Chính phủ Ecuador tuyên bố việc tiêm chủng ngừa COVID-19 là bắt buộc và lệnh có hiệu lực ngay lập tức do sự gia tăng các ca mắc mới và việc các biến thể của virus SARS-CoV-2 liên tiếp xuất hiện trên thế giới đang gây áp lực lên hệ thống y tế nước này.

Ecuador khẳng định có đủ lượng sinh phẩm cần thiết để tiêm chủng cho toàn dân, đồng thời nhấn mạnh tiêm chủng là quyền lợi được Nhà nước đảm bảo thông qua các chính sách công, chương trình, hành động và dịch vụ kịp thời nhằm thúc đẩy và chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Tiêm chủng ngừa COVID-19 là bắt buộc với mọi người dân Ecuador, trừ những người xuất trình được giấy tờ liên quan chứng minh tình trạng sức khỏe bất lợi không thể thực hiện hoặc chống chỉ định với thành phần nào đó của vaccine.

Tuần này, cơ quan quản lý các chính sách đối phó với đại dịch COVID-19 của Ecuador đã ra lệnh bắt buộc xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng ở các khu vực công cộng hoặc nơi diễn ra các hoạt động không thiết yếu nhằm giảm lượng người tụ tập ở những nơi như nhà hàng, rạp chiếu phim, rạp hát…, đồng thời hủy bỏ nhiều buổi biểu diễn.

Tính đến thời điểm hiện tại, 12,43 triệu người (tương đương 77,2% dân số Ecuador) đã được tiêm chủng đầy đủ ngừa COVID-19, trong khi hơn 920.000 người đã được tiêm liều tăng cường.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Italy ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất kể từ đầu năm 2021

Theo phóng viên TTXVN tại Roma, báo cáo của Bộ Y tế Italy ngày 21/12 cho thấy số ca mắc mới COVID-19 thống kê theo ngày tại nước này đã ở mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, trong khi hầu hết các chỉ số liên quan khác đều ở mức báo động.

Chưa tiêm bổ sung, hộ chiếu vaccine của người EU sẽ chỉ có hiệu lực 9 tháng

Ủy ban châu Âu ngày 21/12 thông báo các chứng nhận vaccine COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ có hiệu lực trong 9 tháng nếu người sở hữu không tiêm mũi bổ sung.

Bài học trong phòng chống dịch COVID-19 dành cho năm 2022

Đã 2 năm kể từ khi COVID-19 xuất hiện, 1 năm từ thời điểm vaccine phòng dịch bệnh này được phân phối và 1 tháng sau khi biến thể Omicron được ghi nhận làm thay đổi mọi hy vọng về sự hồi phục trong mùa Đông.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 21/12: Nhiều nước siết chặt phòng dịch trước Giáng sinh; WHO đưa ra đánh giá mới về biến thể Omicron

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 501.372 trường hợp mắc COVID-19 và 3.722 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 275 triệu ca, trong đó trên 5,37 triệu người không qua khỏi.

“Nữ hoàng livestream'” Trung Quốc bị phạt 210 triệu USD do trốn thuế

Ngày 20/12, Tổng cục Thuế Trung Quốc cho biết đã phạt "ngôi sao livestream" hàng đầu của nước này Huang Wei, hay còn được biết đến với cái tên Viya, số tiền 1,34 tỷ Nhân dân tệ (NDT - khoảng 210 triệu USD) vì tội trốn thuế.

Lây nhiễm đột phá có thể tạo "siêu miễn dịch" chống COVID-19 lên tới 2.000%

Một nghiên cứu mới ở Mỹ cho thấy những người mắc COVID-19 sau khi được tiêm chủng đầy đủ có thể có "siêu miễn dịch” bảo vệ cơ thể trước virus SARS-CoV-2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục